Người để lại di sản thừa kế chết không có di chúc thì di sản được phân chia thế nào?

( PHUNUTODAY ) - Chia tài sản trong trường hợp không có di chúc, di chúc không hợp pháp, di chúc không có hiệu lực như thế nào?

Theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015, thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp không có di chúc. Do đó, di sản thừa kế để lại sẽ được chia theo pháp luật.

Bộ luật dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại".

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Trong trường hợp ông bạn có 04 người con. Do đó, di sản thừa kế sẽ được chia đều cho 04 người con đó. Trường hợp mẹ bạn bị tâm thần, theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Bộ luật Dân sự 2015, tài sản thừa kế của người mất năng lực hành vi dân sự do người giám hộ quản lý vì lợi ích của người được giám hộ.

Trường hợp các đồng thừa kế thoả thuận được thì tiến hành khai nhận thừa kế và lập văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế.

Nếu có tranh chấp thì những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất có thể nộp đơn khởi kiện tại Toà án nhân dân nơi có bất động sản để đề nghị chia thừa kế.

thu-tuc-khai-nhan-di-san-thua-ke

Những rắc rối thường gặp khi người chết không để lại di chúc

Thứ nhất, việc người chết không để lại di chúc có thể gây ra những mâu thuẫn trong việc phân chia tài sản đối với các thành viên trong gia đình. Có thể có thành viên là con đã được cha mẹ tặng cho tài sản khi cha mẹ còn sống, nay cha mẹ chết đi nếu không có di chúc thì di sản sẽ được chia theo pháp luật. Như vậy mỗi người con sẽ được một phần di sản bằng nhau, người con đã được tặng cho tài sản trước đó sẽ được hưởng nhiều tài sản của cha mẹ hơn dẫn đến những người con còn lại cảm thấy thiệt thòi, gây mất tình cảm trong gia đình.

Thứ hai, người chết không lập di chúc có thể dẫn đến việc di sản bị thất lạc. Ví dụ trường hợp trước khi chết, người chết có sổ tiết kiệm nhưng chỉ có một mình người chết biết về việc đó thì khi người đó chết đi, phần di sản là sổ tiết kiệm có thể bị thất thoát mà người thân không thể biết và nhận di sản thừa kế được.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn