Cuối năm là lúc bưởi được bán nhiều và giá rẻ. Nhiều loại bưởi chỉ có giá vài nghìn đồng một quả. Bưởi là trái cây tốt cho sức khỏe, chống ngán. Tích trữ bưởi ăn quanh năm không chỉ không tốn kém mà còn giúp bạn bảo vệ sức khỏe và có loại quả ngon. Biết cách giữ thì bưởi có thể để vài tháng không thối héo.
Bưởi bị thối chủ yếu do bị ẩm vỏ nên nấm mốc phát triển ăn vào sâu bên trong. Khi một quả thối thì sẽ lây lan sang các quả bên cạnh. Do đó muốn bưởi ngon hãy làm theo cách sau:
Vùi bưởi vào trong cát giúp bưởi tươi lâu
Bảo quản hoa quả bằng cát là kinh nghiệm của nông dân khi nông sản vào mùa thu hoạch rộ mà chưa bán hết. Khoai tây, bưởi, cam, chanh vùi vào trong cát đều giúp giữ được lâu hơn để ngoài không khí. Bạn hãy vùi bưởi vào trong đống cát khô, hoặc cho bưởi vào thùng giấy, thùng xốp khô sạch rồi đổ cát lên. Bạn nên cho bưởi to nặng ở dưới, bưởi nhỏ ở trên tránh bị dập nát. Cát có công dụng giúp hút ẩm và bảo quản hương vị của bươi, ngăn ngừa tình trạng thối mốc. Bảo quản bằng cát có thể giúp bưởi tươi được vài tháng. Nhưng nên kiểm tra để không may có quả hỏng thì loại bỏ tránh lây ẩm ướt sang quả khác.
Xếp bưởi lên giàn tre gỗ khô thoáng
Bưởi hỏng thường là do bị ẩm vỏ nên sinh mốc. Do đó xếp bưởi lên giàn tre gỗ là một cách giúp bưởi hạn chế tiếp xúc với nấm mốc và tạo sự khô thoáng thì vỏ bưởi không hỏng. Bạn nên đẩy kệ tre vào nơi thoáng mát khô ráo rồi giấy hoặc carton lên sau đó cho bười lên. Cách làm này giúp bưởi khô thoáng và không bị nấm mốc. Bạn có thể kết hợp phương pháp quét vôi tôi lên bưởi rồi mới đặt bưởi lên giàn. Nê dùng giấy báo sẽ giúp bưởi khô thoáng và chống mốc tốt hơn.
Học người xưa dùng vôi xoa lên núm bưởi
Khi chưa có công nghê bảo quản thì ông bà ta đã dùng vôi ăn trầu để phết lên núm bưởi. Vôi giúp tiệt khuẩn nên ngăn ngừa vi khuẩn làm hỏng bưởi. Núm bưởi là vị trí có "lỗ hổng" khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào trong trái bưởi. Vôi là một chất giúp chống lại vi khuẩn vì tính kiềm cao. Vôi giúp diệt vi khuẩn. Thế nên không cần quét vôi toàn quả thì bạn chỉ cần chú trọng đắp vôi lên trên núm quả bưởi để diệt khuẩn. Sau đó bạn đặt bưởi lên lớp giấy hoặc carton để tránh ẩm ướt phần vỏ bưởi. Tuy nhiên tránh xếp nhiều tầng lớp bưởi lên nhau nhé sẽ bị dập nát bưởi. Bạn cũng nên để ở chỗ góc nhà khô thoáng không bị ướt nước. Bưởi để nơi khô thoáng tích trữ vài tháng, vỏ bưởi héo khô dần nhưng không hỏng, múi bưởi trong vẫn tươi mọng nước.
Cất bưởi vào gầm giường khô thoáng
Gầm giườn thuở xưa là nơi ít ánh sáng và nền nhà bằng đất hút ẩm tốt. Thế nên lăn những quả bưởi vào gầm giường giúp tránh vi khuẩn phát triển. Tuy nhiên làm cách này bạn cũng cần thường xuyên phải kiểm tra để thấy quả có vấn đề thì cần loại ra tránh lây sang quả khác.
Dù bảo quản theo cách nào thì bạn cũng nên kiểm tra thường xuyên, tránh ẩm ướt, nhất là mùa xuân trời nồm. Nếu không may có quả hỏng nhớ bỏ ra để tránh lây sang các trái khác bởi khi trong đám bưới có 1 quả bị mốc thì những quả còn lại lây mốc rất nhanh.
Trước khi cất bưởi tránh rửa nước. Nếu bưởi bị ướt thì lấy khăn lau khô.
Tác giả: An Nhiên
-
2 nải chuối nhỏ, có nên ghép lại lại cho to hơn để thắp hương ban thờ Tết không?
-
Trồng cây Đinh Lăng ở vị trí này tiền vào như nước: Chỉ cần 1 cây cũng đủ sung túc giàu có trọn đời
-
Tết ông Công ông Táo 2024 cần nhớ: Mẹo thả cá chép để năm mới thuận lợi, đắc tài đắc lộc
-
6 vật phẩm phong thủy vượng tình duyên - mang lại nhiều tài lộc và may mắn
-
Khi thắp hương trầu cau nên để ngửa hay úp lá xuống? Câu trả lời khiến nhiều người bất ngờ