Điều hòa là thiết bị tiêu thụ điện khá lớn, tuy nhiên vào mùa hè thường không thể thiếu thiết bị này. Vậy bạn có biết mẹo nhỏ nào giúp điều hòa mát và tiết kiệm hơn hay không?
Cách làm rất đơn giản, hãy thử dán một miếng băng urgo lên điều hòa.
Các bước làm cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị 2 - 3 miếng urgo và bóc ra.
Bước 2: Nhỏ một ít dầu gió lên phần bông ép trắng của miếng urgo để dầu gió thẩm thấu.
Bước 3: Sau đó dán miếng urgo thấm dầu gió lên điều hòa, vị trí dán bên trên miệng thoát gió điều hòa.
Dầu gió chứa tinh dầu bạc hà nên tác dụng làm mát. Khi đặt miếng urgo chứa dầu gió trước miệng gió điều hòa sẽ có tác dụng hạ nhiệt, từ đó đạt được hiệu quả làm mát không khí trong phòng cao hơn. Thời gian sử dụng điều hòa sẽ giảm đi, tiền điện hàng tháng cũng giảm dần.
Ngoài ra, dầu gió còn có mùi hương thoang thoảng, làm không gian trong nhà có mùi dễ chịu, lại có tác dụng trong việc xua đuổi ruồi muỗi, côn trùng. Ngoài ra, để tăng độ ẩm, bạn có thể đặt thêm một chậu nước, hoặc sử dụng máy bù ẩm tránh khô da và khô mũi họng.
Bạn cũng có thể đặt một chiếc quạt nhỏ trong phòng khi bật điều hòa, quạt giúp luồng khí được tuần hoàn tốt hơn, kết hợp để nhiệt độ điều hòa ở mức 26-28 độ, hiệu quả làm mát sẽ tốt và tiết kiệm điện năng.
Mẹo sử dụng điều hòa không hại sức khỏe
Hẹn giờ tắt máy
Nút hẹn giờ trên điều khiển từ xa rất hữu dụng. Hãy sử dụng chế độ hẹn giờ của điều hòa để lựa chọn thời gian tắt, nhất là vào ban đêm. Hẹn giờ không chỉ đảm bảo bạn vừa có giấc ngủ ngon không bị lạnh vào ban đêm mà còn có thể tiết kiệm điện rất hiệu quả.
Lựa chọn điều hòa có công suất hợp lý
Mỗi loại điều hòa sẽ có riêng cho mình một công suất phù hợp với từng diện tích phòng. Chẳng hạn:
Điều hòa ~1 HP (9000 BTU): Phòng dưới 15 m2.
Điều hòa 1.5 HP (12000 BTU): Phòng 15-20 m2.
Điều hòa 2 HP (18000 BTU): Phòng 20-30 m2.
Điều hòa 2.5 HP (24000 BTU): Phòng 30-40 m2.
Nếu lựa chọn điều hòa có công suất nhỏ cho phòng lớn thì điều hòa sẽ không đủ khả năng làm mát và còn gây tiêu hao điện năng khá nhiều.
Ngược lại, sử dụng điều hòa công suất lớn cho phòng nhỏ có thể sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe do lượng khí lạnh luôn ở quá mức cần thiết. Khiến người dùng dễ dàng mắc các bệnh về đường hô hấp, cảm lạnh,...
Nằm nghiêng khi ngủ trong phòng máy lạnh
Nếu bạn nằm thẳng, đặc biệt là khi ngủ say, bạn thường có xu hướng mở miệng ra để hít thở. Điều này sẽ khiến cho cổ họng cảm thấy bị rát cổ và khô miệng, gây cảm giác khó chịu sau khi thức dậy.
Vì thế, bạn hãy điều chỉnh tư thế nằm nghiêng để giảm thiểu tình trạng việc thở bằng miệng và hạn chế việc tiết nhiều nước bọt - một trong nguyên nhân gây khô họng.
Đóng cửa sổ khi sau mở máy lạnh 3 - 5 phút
Nhiều người có thói quen đóng kín cửa phòng trước khi mở máy lạnh, giúp cho nhiệt độ căn phòng hạ nhanh chóng và mau cảm nhận được hơi lạnh nhiều hơn. Tuy nhiên, tốt hơn bạn nên đợi khoảng 3 - 5 phút sau khi bật máy lạnh rồi hãy đóng cửa.
Cách làm này sẽ tống bớt chất bẩn và vi khuẩn gây hại từ bên trong dàn lạnh, chúng sẽ được luồng khí lạnh đưa ra ngoài và hạn chế ứ đọng các vi khuẩn yếm khí trong phòng kín máy lạnh, nhờ đó giúp bạn tránh gặp phải một số vấn đề liên quan đến hô hấp như hen suyễn và ắt xì.
Không mở máy lạnh ngay khi vào nhà
Thời tiết nóng bức, mạch máu trong cơ thể có xu hướng giãn nở hơn so với bình thường. Nếu bạn đi từ bên ngoài (có nhiệt độ cao do thời tiết) vào phòng máy lạnh (có nhiệt độ thấp), thì sẽ làm cho mạch máu bị co bóp đột ngột, dễ gây ra tình trạng tăng huyết áp và ảnh hưởng đến tim cũng như mạch máu não.
Do đó, không nên mở máy lạnh ngay sau khi bước vào phòng, đồng thời tránh tình trạng di chuyển đột ngột từ nơi có nhiệt độ cao sang nơi có nhiệt độ thấp, bạn nhé!
Tác giả: Thạch Thảo
-
Lễ tân khách sạn luôn báo hết phòng khi thấy cặp đôi tới thuê vào đêm khuya, vì sao?
-
Tại sao dân gian nói "nam 7 vía nữ 9 vía"? Ứng dụng sự khác biệt này trong đời sống ra sao?
-
Thắp 1 ngọn nến trong vỏ quả dứa nhận về lợi ích bất ngờ, nhiều người tiếc vì không biết sớm hơn
-
Thời tiết mùa hè nắng nóng hãy dùng ngay mẹo sau để làm mát nhà để giảm tải hóa đơn điều hòa
-
Bật điều hòa 29 độ tưởng tiết kiệm hóa ra sai bét: Đây mới là chế độ phù hợp ngốn ít điện năng nhất