Tiễn đưa sinh tử là cuộc chia ly vĩnh viễn có nhiều đau thương nhất là khi người mất là người còn trẻ tuổi. Người xưa cho rằng chết là chuyển từ kiếp này sang kiếp khác và người chết có ảnh hưởng tới người còn sống. Bởi thế việc làm tang, làm mộ rất quan trọng để mang lại điều tốt lành cho cả gia đình, cho người còn sống và người đã khuất.
Dân gian cho rằng khi tiễn đưa người đã khuất mà khóc thì phải tránh không để nước mắt rơi lên thi hài người khuất nếu không sẽ mang điềm xấu hại cả gia đình.
Nước mắt rơi vào thi hài thì sao?
Trong dân gian, người đã khuất có thất tuần tức 49 ngày sau đó để tìm đường đầu thai. Nếu người thân thương nhớ khóc lóc thì khiến cho linh hồn họ vương vấn trần gian nên còn chấp niệm nhân gian mà khó đi siêu thoát. Khi linh hồn không siêu thoát sẽ thành vong hồn lang thang vất vưởng rồi oán hận chấp niệm. Điều đó chứng tỏ âm trạch của gia đình không tốt về mặt phong thủy tâm linh.
Hơn nữa dân gian cho rằng khi người thân vương vấn khóc lóc nhiều nước mắt rơi lên người khuất có thể khiến người đã khuất sẽ kéo người khóc thương mình đi theo nên xui rủi cho người sống, coi như dương phần cũng không thuận lợi.
Việc rơi nước mắt vào thi hài cũng làm mất sự tôn nghiêm thanh sạch cảu người đã khuất. Khi chuẩn bị khâm liệm cho người chết thì bao giờ cũng cho họ được lau rửa sạch sẽ, được mặc quần áo tử tế nhất, được trang điểm gọn gàng để tạm biệt người thân. Việc nước mắt rơi vào họ sẽ làm ướt hoặc bẩn trang phục làm mất đi sự tôn nghiêm của họ. Bởi thế dân gian nói cần tránh không để nước mắt rơi vào thi hài.
Tiễn người đã khuất sao cho hợp lý?
Việc khóc thương trong đám tang là khó tránh bởi đó là tình cảm của những người thân thiết. Nhưng nên tránh để nước mắt rơi vào người chết dù bạn tin hay không bởi nước mắt rơi vào họ rõ ràng là không mang lại sự tôn nghiêm cho họ. Việc kêu la gào khóc thảm thiết sẽ khiến cho nỗi đau trở nên thê lương hơn nên cố gắng tránh điều này.
Nếu thương người đã khuất hãy hồi hướng công đức cho họ bằng việc làm những việc thiện lành rồi hồi hướng phước đức cho họ. Điều đó sẽ giúp tăng phước đức cho cả người còn sống và người đã khuất.
Khi gia đình có một người mất, tức là gia đình có lỗ hổng có chuyện buồn thương, có âm khí nặng nề hơn. Do đó bạn nên tận tâm cúng kiếng người khuất theo phong tục để an lòng người sống và cũng để chu toàn cho người chết. Sau thời gian cúng kiếng nên thanh tẩy không gian để bớt đi không khí tù đọng u ám trong nhà, tạo lại dương khí cho căn nhà.
Thay vì đau buồn thì nên cố gắng làm những việc hữu ích hơn như tưởng niệm, làm việc tưởng nhớ người đã khuất, tạo ra những điều ý nghĩa như từ thiện, tạo ra di sản liên quan tới người đã khuất để tưởng nhớ họ. Những điều đó sẽ giúp cho gia đình bạn nhanh chóng lấy lại được cân bằng, người sống và người đã khuất đều tích thêm phước đức.
Chú ý giữ tinh thần để lo tang ma, mộ phần, thực hiện những di nguyện của người đã khuất là việc tốt nhất làm cho họ và cho cả gia đình vượt qua chuyện không vui này.
*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm
Tác giả: An Nhiên
-
Tại sao tổ tiên dặn: "Cây to đừng trồng trước nhà, cây nhỏ đừng đặt bên trái"
-
6 kiểu nhà giá rẻ nhưng dễ khiến gia chủ "ôm hận", càng ở càng xấu phong thủy, khó giàu lên cần cẩn thận
-
Tại sao người xưa thường trang trí cành lựu trong phòng vợ chồng mới cưới? Ý nghĩa bất ngờ của lựu với hôn nhân
-
3 loại tiền càng tiêu càng giàu có: Đặc biệt loại thứ 2 ai không biết quá phí
-
6 thiết bị "hút điện" nhất nhà, dùng xong quên rút phích cắm là hóa đơn tăng tiền triệu