Câu thứ nhất là câu của người hay viện cớ. Đàn ông càng không có bản lĩnh, càng thích mượn lý do và nói: ‘Tôi đã cố hết sức rồi, không phải tôi không làm được, mà là người khác làm khó tôi.’”
Kiểu người này thường là khi làm một việc gì đó, đặc biệt là khi kết quả không được tốt, rất thích nói mình đã cố hết sức rồi. Thậm chí, nhiều khi họ còn phàn nàn, trách móc, và đẩy trách nhiệm, lỗi sai của mình sang cho người khác, trong khi không bao giờ thừa nhận là mình sai.
Chẳng hạn, có một thực tập sinh ở công ty, vốn dĩ bình thường làm việc cũng không chăm chỉ hay nghiêm túc cho lắm. Để rèn dũa cậu ta, cấp trên đã giao cho cậu ta một nhiệm vụ khá đơn giản: bảo cậu ta cầm hợp đồng đi tới chỗ khách hàng xác nhận lại. Tuy nhiên, tới một việc đơn giản như vậy, cậu ta cũng làm hỏng.
Sau khi về, cậu ta hoàn toàn không ý thức được lỗi sai của mình thì đã đành. Còn nói bên khách hàng làm khó mình, sau khi tìm hiểu mới biết là người ta hoàn toàn không gây khó dễ gì cho cậu ta, mà tất cả là do cậu ta không hề có sự chuẩn bị kĩ càng trước. Đến chuyện nhỏ như vậy cũng làm không xong, người như vậy muốn thành công thì cũng khó!
**Câu thứ hai là câu của người làm việc đỏng đảnh, hời hợt. Càng là người thiếu bản lĩnh, càng vô trách nhiệm, họ thích nói: ‘Thôi được rồi, thế thôi là được rồi.’"
Kiểu người như này, bình thường làm gì cũng “thế thôi được rồi”. Trong khi có rất nhiều chuyện chỉ đến thế thôi, thực ra là khác biệt rất nhiều. Vì vậy, làm việc gì đó phải thật nghiêm túc. Chỉ khi có trách nhiệm với việc mình làm, ta mới có thể biến mọi chuyện trở nên tốt đẹp hơn và cũng là có được sự công nhận và tin tưởng của người khác hơn.
Sự đáng tin và trách nhiệm là hai nhân tố giúp ích rất nhiều cho cuộc đời và sự nghiệp. Chúng vô cùng quan trọng. Vì vậy, tuyệt đối đừng chỉ “thế thôi, làm nhiều làm gì”. Làm nhiều làm gì thì tới cuối cùng, người chịu thiệt thòi cũng chỉ có chính mình thông chứ chẳng phải ai cả.
"Câu thứ ba thuộc về những người luôn cho rằng họ có tài năng nhưng không gặp thời. Họ càng bất tài, càng tự tin rằng mình “tài không gặp thời”. Thường họ tự hỏi: “Quý nhân của tôi ở đâu? Tại sao họ không tìm đến?” Kiểu người này luôn lo lắng về việc tìm người phù hợp để tán thưởng tài năng của mình.
Một ví dụ điển hình là một sinh viên đại học. Cậu ta không nghiêm túc trong việc học, thường xuyên ngủ trong lớp học. Sau khi tốt nghiệp, mọi người đều giúp cậu tìm việc, nhưng cậu ta từ chối tất cả. Thay vì tìm cơ hội, cậu ta tự hỏi tại sao quý nhân chưa tìm đến.
Tâm lý học giải thích hành vi này là do thiếu bản lĩnh và không biết mình đang ở đâu. Họ luôn cho rằng mình giỏi, nhưng không thấy cơ hội tự mình tạo ra. Cơ hội không tự hiện ra, bạn phải tự giành lấy nó.
Câu thứ tư ám chỉ người thiếu trách nhiệm. Họ luôn trốn tránh trách nhiệm và đổ lỗi cho người khác và nói những câu như: Tôi không biết, đấy đều là lỗi của XXX
Đừng bao giờ trách người khác khi bạn làm sai. Hãy nhìn vào chính mình và sửa đổi kịp thời. Hãy nhớ rằng cơ hội là tự mình tạo ra. Đàn ông sống là phải có bản lĩnh, trách nhiệm với bản thân và gia đình."
Tác giả: Quỳnh Trang
-
Muốn biết người đó có đáng tin hay không, hãy quan sát vào 2 thời điểm này
-
Muốn phúc tự tìm đến, họa đi xa thì phải trừ bỏ được 3 chữ này
-
Vì sao người xưa dặn: "Thà lấy kỹ nữ hoàn lương còn hơn lấy vợ vượt tường", vợ vượt tường là ai?
-
5 cách xưng hô của vợ chồng hạnh phúc, nhà bạn đang ở cách xưng hô nào?
-
6 thói quen đơn giản nhất để tiết kiệm tiền, mục tiêu 100 triệu/năm không khó