Đang cãi nhau với chồng, vợ đột ngột ngã xuống rồi qua đời: BS nhắc 4 thời khắc sinh tử rất dễ đột quỵ

( PHUNUTODAY ) - Đột quỵ là căn bệnh ập tới bất ngờ, thường thì tử lệ t.ử v.ong cao, nhẹ cũng để lại di chứng. Có những thời điểm làm tăng khả năng đột quỵ mà chúng ta cần biết.

Thường thì vợ chồng cãi nhau là chuyện rất bình thường mà bất cứ cặp đôi nào cũng sẽ trải qua, nhưng mình mới đọc trên báo, thấy có cặp vợ chồng chỉ vì điều này mà dẫn đến mất mạng.

Cặp vợ chồng này người Trung Quốc, mới cưới nhau được hơn 2 năm và chưa có con, nhưng thường xảy ra cãi vã.

Tối hôm đó, 2 vợ chồng lại cãi nhau, nhưng khi đang xảy ra cãi vã dữ dội thì người vợ bất bỗng ngã vật xuống đất ôm ngực. Thấy vậy, người chồng vội vàng đưa vợ vào viện cấp cứu.

Tại bệnh viện là hình ảnh một người đàn ông bế người phụ nữ trên tay vội vàng đến phòng cấp cứu. Khi đẩy cửa bước vào, anh ta đã quỳ xuống đất và khàn giọng nói: Bác sĩ, cứu vợ tôi, cứu cô ấy...

Sau khi kiểm tra, bác sĩ thấy người phụ nữ này đã hôn mê nặng và bất tỉnh, đó là biểu hiện của nhồi máu cơ tim cấp. Ngay lập tức, bác sĩ đẩy người phụ nữ vào phòng mổ. Tuy nhiên trong lúc chuẩn bị cấp cứu thì bất ngờ người phụ nữ bị rung nhĩ và ngừng tim. Mặc dù bác sĩ đã cố gắng hết sức nhưng đáng tiếc người phụ nữ vẫn không qua khỏi.

Trước nỗi mất mát này, người chồng đã ngồi xổm ở hành lang bệnh viện kêu gào trong đau đớn và không tin vào sự thật, bởi mới đây thôi anh và người vợ xấu số vừa cãi nhau xong.

Sau khi đọc tin trên, mình cứ nghĩ mãi, việc vợ chồng cãi nhau rất có hại, nó chẳng những làm sứt mẻ tình cảm mà còn gây ra sự ức chế thần kinh cùng nhiều tác hại nguy hiểm nữa.

Có những thời khắc được coi là sinh tử, chúng ta nên cố gắng tránh để không đột quỵ.

Thứ nhất: Lúc cực kỳ tức giận hay vui mừng

Trong tất cả các cảm xúc của con người, huyết áp dao động do tức giận và phấn khích là rõ ràng nhất. Trong 2 cung bậc cảm xúc này, tim đập nhanh và huyết áp tăng là điều không thể tránh khỏi, lúc này dễ xảy ra hiện tượng co thắt mạch, hoặc có thể bị tắc mạch, đột quỵ. Chính vì thế, chúng ta nên học cách tiết chế cảm xúc của mình.

Thứ 2: Lúc đứng dậy đột ngột sau khi ngồi lâu

Cho dù bạn đang làm bất kể việc gì, trước khi đứng dậy hãy gõ nhẹ tay chân đúng cách, hít thở sâu 2 lần, vận động cơ và xương, đồng thời đứng dậy càng chậm càng tốt. Bởi việc việc đứng lên đột ngột sau khi ngồi lâu là thời điểm có nguy cơ cao khi cục máu đông rơi ra và gây tắc nghẽn mạch máu.

Điều này là do sự thay đổi vị trí của cơ thể có thể ảnh hưởng đến sự dao động của huyết áp, cũng như một loạt các yếu tố như tăng mỡ máu và xơ cứng động mạch.

Thứ 3: Khoảng 1 giờ sáng

Theo quan điểm của y học cổ truyền Trung Quốc, khoảng 1 giờ sáng là lúc dương khí của chúng ta suy yếu nhất nên rất dễ gặp nguy hiểm.

Trong y học hiện đại cho rằng, đây cũng là thời điểm huyết áp giảm, máu lưu thông chậm, nếu ăn tối quá no mà lipid máu tăng cao bất thường dễ khiến hệ tim mạch nguy cơ bị nghẽn mạch máu.

Thứ 4: Thời gian làm việc dài

Với nhóm người nghiện công việc rất có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim và đột t.ử. Một giây trước khi khởi phát, họ thường hăng say làm việc và kéo dài thời gian.

Khi làm việc hăng say, trái tim của cơ thể đang nghiến chặt răng. Nhịp tim tăng nhanh, huyết áp tăng, tiết hormone mạnh… Lúc này sợi dây căng thường bị đứt, dẫn tới tình trạng rối loạn nhịp tim ác tính và tạo cục huyết khối.

5 biểu hiện bất thường trong cơ thể cảnh báo nguy cơ nhồi máu cơ tim như sau:

Đau răng

Tình trạng đau răng dữ dội mà không xác định chính xác được vị trí đau nhức và không thể thuyên giảm bằng cách uống thuốc giảm đau nên cảnh giác với nhồi máu cơ tim.

Khó chịu đường tiêu hóa

Tình trạng khó chịu ở đường tiêu hóa không rõ nguyên nhân như buồn nôn, nôn mửa, đầy bụng, ợ chua, trào ngược axit, đau vùng thượng vị… đặc biệt tình trạng lặp đi lặp lại không liên tục khi lượng hoạt động tăng lên, thường báo hiệu sắp xảy ra nhồi máu cơ tim cấp.

Chợt đổ mồ hôi

Nếu bỗng cảm thấy khó chịu toàn thân, vã mồ hôi thì hãy cảnh giác với chứng nhồi máu cơ tim. Đặc biệt là khi toàn thân toát mồ hôi lạnh.

Tức ngực bất thường

Nếu đột nhiên bạn cảm thấy khó thở, muốn hít thở, tức ngực nặng hơn bình thường và kéo dài thì khó tránh khỏi tình trạng nhồi máu cơ tim.

Thức dậy vào giữa đêm

Biểu hiện ngủ gật, tức ngực và cuối cùng là thức giấc, đây là tín hiệu nguy hiểm nhất. Khi điều này xảy ra, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ vào ngày hôm sau, bởi nhiều cơn nhồi máu cơ tim xảy ra vào 1 hoặc 2 lúc nửa đêm hoặc sáng sớm.

Tác giả: Thạch Thảo