Dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị sốt phát ban

( PHUNUTODAY ) - Đối với những trẻ sơ sinh thì nguy cơ bị sốt phát ban luôn là mối nguy hiểm thường trực. Nhưng khi trẻ bị sốt phát ban có những dấu hiệu gì?

Khi trẻ bị sốt phát ban thường có những dấu hiệu gì?

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh khi hệ miễn dịch còn kém thì việc bé dễ bị mắc những bệnh như sốt phát ban, sởi hay thủy đậu,… luôn là những việc rất khó tránh khỏi, vậy để các mẹ có thể nhận biết xem bé có những dấu hiệu nào thì sốt thì chúng ta hãy cùng thử xem nhé.

Sốt phát ban là gì?

Sốt phát ban là một bệnh rất thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ thuộc nhóm tuổi từ 6 - 36 tháng tuổi. Bởi trong giai đoạn này, trẻ có sức đề kháng rất kém vì lượng kháng thể tự nhiên của mẹ truyền cho trẻ đã giảm xuống đáng kể trong khi hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, nguyên nhân gây sốt phát ban cho trẻ là những virút lành tính, nếu được chăm sóc tốt bệnh có thể tự lành sau 5 - 7 ngày.

Nguyên nhân nào khiến trẻ bị sốt phát ban?

Bởi do sốt phát ban là bệnh rất dễ lây nhiễm, nên nếu trẻ ở trong môi trường có tính tập thể như nhà trẻ, trường học, trường mẫu giáo thì bệnh cũng rất dễ lây qua đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nhảy mũi làm văng những giọt nước li ti,…

Khi trẻ bị sốt phát ban thường có những dấu hiệu nào?

Hầu hết nguyên nhân gây ra sốt phát ban từ 70  - 80% là do nhiễm vi rút, trong đó virút đường hô hấp luôn chiếm đa số bao gồm virút sởi, virút gây bệnh rubella, adeno virút, echo virút, nhóm enterovirus…

Dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị sốt phát ban

Sau thời gian ủ bệnh (khoảng một tuần), trẻ thường bị sốt, trẻ có thể sốt nhẹ (37,5 độ C – 38 độ C) hoặc sốt cao (39 độ C – 40 độ C). Tuy nhiên, tùy vào nguyên nhân gây ra mà các dấu hiệu của bệnh cũng khác nhau, cụ thể như sau:

+ Đối với phát ban do virút sởi (ban đỏ):

Ban đầu, trẻ thường bị sốt, khi dấu hiệu sốt giảm sẽ xuất hiện dấu hiệu phát ban. Thường thì lúc đầu ở sau tai sau đó lan ra mặt, rồi lan dần xuống ngực bụng và ra toàn thân.

Trong trường hợp phát ban sởi biến mất cũng mất dần theo thứ tự đã nổi trên da, đặc điểm ban sởi là ban dạng sẩn (ban gồ lên mặt da), khi bay sẽ để lại những vết thâm trên da rất đặc trưng thường gọi là “vằn da hổ”.

Ngoài những triệu chứng sốt thì trẻ thường kèm theo như chảy nước mũi, ho hay đỏ mắt. Virút sởi có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ nhất là biến chứng viêm phổi và viêm não do virút.

 

 

 

+ Đối với phát ban do virút rubella (ban đào) gây ra:

Trong trường hợp người bệnh bị phát ban thì lúc đầu sẽ ở mặt sau đó lan xuống dưới chân, thời gian phát ban thường kéo dài khoảng 3 ngày. So với phát ban sởi thì phát ban do rubella thường dày hơn và có màu nhạt hơn ban sởi, có thể kèm theo tình trạng sưng hạch sau tai, hạch cổ và dưới chẩm, bệnh nhân có thể bị đau khớp. Virút gây bệnh rubella khá lành tính đối với trẻ nhưng lại rất nguy hiểm cho phụ nữ mang thai.

Chăm sóc trẻ bị sốt phát ban như thế nào?

Trong bất kỳ trường hợp nào, khi phát hiện ra trẻ bị sốt phát ban thì các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị, đặc biệt, nếu phát hiện ra trẻ có những triệu chứng sau thì các bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp các bác sĩ ngay lập tức:

1. Trẻ bị sốt cao không hạ sau khi đã phát ban.                                   

2. Thay đổi tri giác: lừ đừ, ngủ li bì, hôn mê.

3. Trẻ bị co giật.

4. Trẻ thở mệt, thở nhanh, khó thở.

Trong trường hợp trẻ đã được chuẩn đoán và điều trị thì các bố mẹ cũng nên chú ý một số điểm sau:

+  Làm thông mũi trẻ bằng nước muối loãng và khăn giấy mềm để giúp trẻ dễ ăn uống và bú sữa mẹ.

+ Nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mềm dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa… và bổ sung đủ nguồn nước uống cho trẻ.

+ Hãy cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường, nhất là những loại nước ép trái cây tươi để đảm bảo việc cung cấp đủ nguồn vitamin cho cơ thể, cải thiện sức đề kháng.

+ Ngoài ra, việc chú ý việc bổ sung vitamin A với liều lượng phù hợp theo lứa tuổi để bảo vệ đôi mắt cho trẻ cũng là việc hết sức cần thiết.

+ Vệ sinh cho da trẻ luôn sạch và khô thoáng: qua việc tắm rửa cho trẻ sạch sẽ mỗi ngày, không nên kiêng gió, kiêng nước, kiêng ăn.

+ Nên kiêng gió, kiêng nước bằng cách trùm kín trẻ, không vệ sinh cơ thể sẽ làm trẻ khó hạ sốt và dễ co giật do sốt cao.

+ Nếu cho trẻ kiêng ăn sẽ làm cho trẻ rất dễ bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém và dễ bị nhiễm trùng. Ngược lại, nên cho trẻ ăn nhiều hơn bình thường, ăn thành nhiều bữa, ăn thức ăn dễ tiêu và giúp trẻ nhanh có sức đề kháng.

>6 nguyên nhân khiến bé chậm mọc răng dù được ăn uống đầy đủ
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Một trong những lý do cơ bản gây chậm mọc răng là dinh dưỡng kém. Nhưng vì sao có những trẻ được ăn uống đầy đủ mà vẫn chậm mọc răng?
>Mẹo chăm bé mọc răng làm bé dễ chịu, mẹ bớt mệt
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Chăm con khi bé mọc răng thật gian nan, nhưng những cách dưới đây có thể giúp cả mẹ và bé đều bớt mệt mỏi.

Tác giả: Trần Thị Hà Nhi