Chứng rối loạn ăn uống xuất phát có thể từ những vấn đề về tâm lý và sinh học. Thế nên dấu hiệu nhận biết chứng bệnh này xuất phát từ những biểu hiện về tâm lý và thói quen sinh hoạt của người bệnh. Những biểu hiện sau đây có thể rất bình thường và xảy ra thường xuyên ở nhiều người, nhưng nếu như có các biểu hiện sau đây với mức độ trầm trọng hơn, người bệnh nên được đi khám để điều trị bệnh để tránh những hậu quả vô cùng nghiêm trọng sau này.
Chán ăn
Dấu hiệu nhận biết bệnh rối loạn ăn uống đầu việc chán ăn. Những người mắc chứng chán ăn thường tự nhịn ăn để cơ thể gầy đi và sụt cân quá mức. Ở một số trường hợp biếng ăn, cộng với việc hạn chế ăn uống, bệnh nhân còn dùng thuốc lợi tiểu, thuốc xổ… để kiểm soát trọng lượng của mình. Nhìn chung, tâm lý của người chán ăn thường rất sợ béo và luôn từ chối tái lập cân nặng ở mức tối thiểu tương ứng với tuổi và chiều cao, không muốn cải thiện hình dạng cơ thể bằng các loại thực phẩm bất chấp cảm giác đói….
Những người chán ăn kéo dài thường có các biểu hiện cân nặng thấp hơn 15-45% trọng lượng tối thiểu, teo mô mỡ dưới da, da khô, đầu chi lạnh và tím, vàng da, chậm phát triển các đặc điểm giới tính, ngực không phát triển, phì đại tuyến mang tai và tuyến dưới hàm, bất thường về răng, có các vết trầy ở mu bàn tay do tự gây nôn, nhịp tim chậm và hay bị hạ huyết áp tư thế, rối loạn giấc ngủ, thân nhiệt thấp có thể dưới 35°c, có thể vô kinh thứ phát, phù, táo bón do lạm dụng thuốc nhuận tràng, rối loạn nước – điện giải, hạ kali huyết, đường huyết thường thấp, loãng xương sớm. Tỷ lệ tử vong ở những người chán ăn mạn tính khá cao, từ 10-20%.
Ăn uống vô độ
Ngược lại, những người mắc chứng cuồng ăn vô độ sẽ ăn tất cả mọi thứ có thể ăn được, ăn uống liên tục không biết no. Mắc chứng cuồng ăn vô độ có thể thay đổi cân nặng bất thường.
Biểu hiện sớm của thói ăn uống vô độ chính là ăn vặt những món ăn khoái khẩu giữa các bữa ăn chính. Rất đáng tiếc là các món ăn khoái khẩu này thường nhiều năng lượng, nhiều chất ngọt hoặc muối như khoai tây chiên, bánh ngọt, kẹo, nước ngọt có ga…
Ở giai đoạn tiếp theo, bệnh nhân thường ăn nhiều do cảm giác đói cồn cào. Thói quen này xảy ra vào thời điểm cuối ngày và lặp lại vào một giờ nhất định. Nhiều bệnh nhân còn rơi vào tình trạng bất chợt thức dậy vào ban đêm và phải ăn một thứ gì đó nếu muốn tiếp tục ngủ trở lại. Dần dần, theo thời gian, bệnh nhân sẽ rơi vào trạng thái mất cảm giác no.
Tuy nhiên, nếu bị rơi vào tình trạng mất cảm giác no, bệnh nhân cần được thăm khám để loại trừ các yếu tố khác cũng dẫn đến tình trạng này, đó là tổn thương não, tâm thần, chấn thương sọ não, vỡ phình mạch hay u não. Khá nhiều bệnh nhân sau giai đoạn chán ăn chuyển sang giai đoạn ăn uống vô độ.
Những người mắc chứng ăn uống vô độ thường có ít nhất 3 trong số các biểu hiện sau: Thay đổi cân nặng trên 5kg trong thời gian ngắn. Tiêu thụ một lượng lớn thức ăn có năng lượng cao dễ hấp thu và ăn vụng trộm, ăn bất kỳ loại thực phẩm gì khi lên cơn thèm ăn.
Chỉ ngưng ăn khi đau bụng, buồn ngủ, do công việc hay tự gây nôn. Cố gắng thử làm giảm cân bằng mọi cách, trong đó lạm dụng thuốc lợi tiểu hay nhuận tràng và gây nôn. Có nhận thức được hành vi ăn uống nhưng không kiểm soát được chế độ ăn. Mặc cảm tội lỗi với ý nghĩ tự trừng phạt sau các cơn ăn nhiều.
Đa số bệnh nhân mắc chứng ăn uống vô độ thường bị các bệnh thiểu kinh hay vô kinh, viêm thực quản do gây nôn, thường có những cơn ngưng thở trong khi ngủ, dễ đột tử về đêm do mắc hội chứng Pickwick, mắc các bệnh đường ruột…
Tác giả: Nguyen Nhung
-
Những bài tập đơn giản để để kéo dài tuổi thọ ít người biết
-
Không kém cạnh Hà Hồ, Cường Đô la chủ động hôn bạn gái Đàm Thu Trang
-
Diệp Lâm Anh phải đi cửa phụ vào nhà chồng vì có bầu trước hôn nhân?
-
7 loại thực phẩm người bị táo bón tuyệt đối không được ăn
-
Những hình ảnh đầu tiên về “Hoàng tử bé” của Vương quốc Anh