Dấu hiệu nhận diện nấm độc, ai cũng cần biết để tránh

( PHUNUTODAY ) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế có hướng dẫn một số dấu hiệu thường gặp của cách loại nấm độc để người dân dễ dàng nhận biết.

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam có khoảng 50 - 100 loài nấm độc khác nhau. So với các loại ngộ độc khác, ngộ độc nấm ít xảy ra về số ca nhưng tỷ lệ tử vong thường cao.

Có 3 đặc điểm thường thấy ở các loài nấm độc:

- Nấm có đủ mũ, phiến nấm, cuống, vòng cuống và bao gốc.

- Bên trong thân cây nấm màu hồng nhạt, mũ nấm màu đỏ có vẩy trắng, sợi nấm phát sáng trong đêm.

- Bộ phận độc nằm trong toàn bộ thể quả nấm (mũ, phiến, vòng, cuống, bao gốc nấm), độc tố thay đổi theo mùa, trong quá trình sinh trưởng của nấm và trong môi trường đất đai, khí hậu.

Một số loại nấm độc thường gặp ở Việt Nam

Nấm độc tán trắng (Amanita verna)

Nấm độc trắng hình nón (Amanita virosa)

Nấm mũ khía nâu xám (Inocybe fastigiata hoặc Inocybe rimosa)

Nấm ô tán trắng phiến xanh (Chlorophyllum molybdites)

Cách xử trí khi bị ngộ độc nấm

Ngay khi có biểu hiện ngộ độc nấm, cần phải gây nôn cho bệnh nhân rồi chuyển đến trung tâm y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời như rửa dạ dày, uống than hoạt tính.

Những người cùng ăn nấm dù chưa có biểu hiện gì cũng cần được đưa đến trung tâm y tế để được chăm sóc sức khỏe.

Khi tới bệnh viện, người nhà cần mà thang mẫu nấm còn lại hoặc thức ăn đã được chế biến từ nấm để các nhân viên y tế có cơ sở sơ bộ xác định loại nấm.

Cần xác định thời gian từ lúc ăn nấm tới khi có biểu hiện ngộ độc. Nếu dưới 6 tiếng, bệnh nhân có thể điều trị tại y tế cơ sở. Trên 6 tiếng, bệnh nhân cần được chuyển lên bệnh viện tuyến tỉnh - nơi có điều kiện lọc máu.

Tác giả: Thanh Huyền