Sinh, lão, bệnh, tử là những quy luật của thế gian mà không ai có thể tránh khỏi. Nhưng do nhiều nguyên nhân như sợ hãi, đau buồn, thương tiếc hoặc tôn trọng… mà mọi người thường tìm cách để né tránh, khi nói đến cái chết cũng cố gắng tìm những từ ngữ uyển chuyển để thay thế như không còn nữa, mất, từ trần, tạ thế, qua đời, đi rồi, hi sinh…
Trong văn hóa truyền thống Việt Nam, chữ “hiếu” có vai trò vô cùng quan trọng, được coi là cái gốc của đạo đức. Từ cổ chí kim, thái độ của con cái đối với việc nuôi dưỡng cha mẹ khi sống và chôn cất cha mẹ khi chết được coi là tiêu chuẩn của chữ hiếu. Chính vì vậy, xã hội liền hình thành văn hóa chôn cất nghiêm khắc. Mặc dù các vùng miền khác nhau thì có những phong tục, tập tục khác nhau, nhưng về cơ bản thì các nghi thức tang lễ đa phần đều có những cấm kỵ giống nhau, phải tránh không được phạm.
Kỵ để người đã khuất ở trần
Người phương Đông chúng ta rất kỹ tính trong những nghi thức khâm liệm. Trước khi trút bỏ hơi thở cuối cùng phải mặc quần áo đẹp cho người đó, không nên để cởi trần ra đi. Hoặc cũng có thể sau khi người đã khuất ra đi, gia đình người thân sẽ dùng nước sạch thay rửa cơ thể và thay quần áo mới cho người quá cố. Thường thì, người già đến một số tuổi nhất định sẽ dặn dò con cháu chuẩn bị sẵn áo liệm trước để các cụ yên tâm.
Thường thì áo liệm thường được sắm 3 cái, 5 cái, 7 cái, kỵ dùng số chẵn vì theo quan niệm, số chẵn sẽ làm tai họa ập đến gia đình một lần nữa. Áo liệm được làm bằng lụa, kỵ dùng vải gấm hoặc sa tanh với mong muốn ban phúc cho con cháu. Áo liệm cũng không được làm từ da và lông do quan niệm rằng, nếu để người đã khuất mặc áo liệm bằng da và lông thì kiếp sau sẽ đầu thai thành động vật.
Cấm kỵ khi báo tang
Khi lo việc ma chay, phải treo mảnh vải trắng, tờ giấy trắng ở bên ngoài cổng để người ngoài biết trong nhà có người qua đời, đồng thời báo tang cho bạn bè, thân thích xa gần, báo tin cho những người ở nước ngoài hoặc ở xa xôi, gọi con cái về chịu tang. Trong đó, báo tang cho thông gia cần phải thận trọng. Cha mẹ mất, sau khi xác định ngày làm đám tang, con trai phải đến nhà thông gia báo tang. Khi báo tang, trước khi vào nhà cần quỳ ở ngoài hành lễ, báo cáo với thông gia tin cha mẹ mất cùng ngày tháng tổ chức tang lễ. Tuy nhiên, những tập tục này ngày nay đã dần phai một đi nhiều vì tính rắc rối và không cần thiết của nó.
Cấm kỵ sau khi hạ huyệt
Sau khi hạ huyệt người đã khuất, người đưa tang cần đi quanh mộ ba vòng, trên đường về kỵ quay đầu nhìn lại, để tránh linh hồn người đã khuất theo người sống về nhà.
Kiêng động cuốc, động thuổng vào mộ trong vòng cư tang
Sau khi người chết mới được chôn cất ba ngày, người ta sẽ đắp mộ kỹ lưỡng trong khi làm lễ mở cửa mả. Từ đấy trở đi, kiêng không đắp mộ trong vòng tang. Tục lệ này là để tránh mồ mả bị sập, bị động trong thời gian áo quan và thi hài đang tan rữa. Con cháu khi đến mộ thắp hương chỉ được lấy đất đắp vào những chỗ sụt lở, kiêng trèo lên mộ hay động cuốc thuổng vào mộ.
Kiêng bật loa, hò hét giải trí khi gặp tang lễ
Trong buổi tang lễ, người ta thường kiêng bật ti vi, loa đài ồn ã. Trường hợp cạnh một đám tang là một đám cưới thì nhà có đám cưới cũng phải vặn nhỏ loa đài, không biểu lộ sự hân hoan thái quá với việc “hỷ” nhà mình mà nên tổ chức đơn giản, gọn nhẹ so với dự định ban đầu.
Kiêng hạ huyệt khi chưa làm lễ cúng thổ thần
Trước khi hạ huyệt, người ta phải làm lễ cúng thổ thần để xin phép được an táng người chết tại đây. Lễ cúng thổ thần gồm có trầu, rượu, vàng hương và đĩa xôi, thủ lợn, hay giò, gà… Tất cả được bày theo một án đặt theo chiều hướng thuận lợi.
Cúng thổ thần xong, đợi giờ Hoàng đạo thì linh cữu mới được hạ huyệt. Để thêm phần long trọng, người đại diện tang lễ còn làm lễ, đọc văn tế…
Trong thời gian chịu tang, con cái không được mặc đồ lòe loẹt
Sau khi cha mẹ qua đời, con cái cần phải chịu tang. Thời xưa phải chịu tang 3 năm, bây giờ tuy đã rút ngắn lại, nhưng trong thời gian này vẫn nên chú ý, không được mặc quần áo lòe loẹt, trang điểm đậm, uống rượu hát hò.
Trong thời gian để tang, tránh đi thăm bạn bè, họ hàng
Trong thời gian con cái đang để tang, không nên đi thăm bạn bè và họ hàng, không tụ tập, không chúc Tết, đặc biệt là không đến chúc Tết những gia đình có người bị bệnh để tránh đem điều không may đến.
Khi thân nhân sắp chết nên làm gì ?
- Dời người sắp mất sang phòng chính tẩm, đầu hướng về phía Đông.
- Hỏi xem có dặn dò trối trăng gì không
- Đặt thụy hiệu (tức tên hèm) rồi hỏi người đó có đồng ý không.
- Luôn luôn có người túc trực bên cạnh.
- Người có theo tôn giáo thì làm lễ cầu nguyện theo phép của từng tôn giáo
- luôn luôn phải ghi nhớ ngày giờ tử vong để các thầy xem ngày giờ nhập niêm và đưa tang hạ huyệt cho chuẩn
- Chuẩn bị mọi thứ để tắm gội (làm lễ mộc dục) và khâm liệm (lễ nhập quan). hiện nạy ở một số nơi đều thuê người tắm cho người chết nhưng theo tôi gia đình nên tự tay tắm cho người thân.
Tác giả: Ngọc Lê
-
Bao nhiêu xui xẻo, vận đen sẽ biến mất khi trong nhà bạn có thứ này
-
Thấy dấu hiệu này chính là điềm xui đang đến với gia đình bạn, hãy hoá giải ngay kẻo hối hận
-
Chỉ cần lấy quả chanh và rắc vài hạt muối để ở vị trí này gia chủ sẽ “đổi vận”, sự nghiệp thăng tiến
-
Lấy nắm muối đem để chỗ này trong nhà gia đình nghèo mấy cũng giàu nhanh chóng, luôn hòa thuận, sự nghiệp thăng tiến
-
Cấm kỵ bài trí vật này ở cửa ra vào nếu có chắc chắn bạn sẽ hối hận đừng để quá muộn