Có rất nhiều người tin rằng thức dậy sớm đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cơ thể, đặc biệt là những người trung niên và cao tuổi. Chính vì vậy, nhiều người luôn cố gắng xây dựng thói quen dậy sớm vào lúc 5 giờ sáng.
Họ cho rằng dậy sớm, ra ngoài hít thở không khí trong lành sẽ khiến tinh thần tỉnh táo và tràn đầy năng lượng để bắt đầu một ngày mới hiệu quả hơn. Đồng thời, thức dậy sớm cũng giúp họ có nhiều thời gian để tập thể dục, rèn luyện cơ thể và chuẩn bị một bữa sáng thịnh soạn giúp đảm bảo sức khoẻ.
Thực tế, dậy sớm đúng là sẽ đem đến những lợi ích trên cho cơ thể. Tuy nhiên, có hai nhóm đối tượng cần lưu ý không nên thức dậy quá sớm.
Đối tượng nào cần lưu ý?
1. Nhóm người thường xuyên thức khuya
Hiện nay, nhịp sống diễn ra tương đối nhanh, áp lực công việc và áp lực cuộc sống cũng theo đó mà không ngừng gia tăng. Nhiều người do bận rộn hoàn thành công việc, do căng thẳng mà dần hình thành thói quen thức khuya, đi ngủ muộn. Thời gian đi ngủ của họ thường rơi vào khoảng từ 12 giờ đêm đến 1 giờ sáng.
Trong trường hợp này, nếu bạn thức dậy quá sớm, thời gian ngủ và nghỉ ngơi không đủ. Cơ thể chưa có đủ thời gian để khôi phục năng lượng, rất dễ gây ra tình trạng mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt… Các nghiên cứu cho thấy có tới khoảng 36% đến 58% những người không ngủ đủ giấc sẽ thức dậy cùng với các triệu chứng đau đầu. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ, chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc.
Hơn nữa, tình trạng thiếu ngủ cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của não, khả năng ghi nhớ ngắn hạn, từ đó có thể dẫn đến chứng hay quên hoặc suy giảm trí nhớ.
Ngoài việc gặp các vấn đề về trí não, thiếu ngủ cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất của con người. Dậy quá sớm có thể khiến bạn bị đau nhức cơ bắp, tay chân mềm nhũn, thiếu sức sống, thậm chí sẽ thường xuyên có cảm giác bị kiệt sức.
Những người thiếu ngủ thường xuyên cũng có nguy cơ tăng huyết áp và bệnh tim cao hơn so với những người ngủ đủ giấc.
Người cao tuổi bị mất ngủ
Nhóm thứ hai không nên dậy quá sớm là người cao tuổi bị mất ngủ. Do khi lớn tuổi, các cơ quan trong cơ thể cũng dần lão hoá, gây suy giảm bài tiết melatonin, khiến nhiều người cao tuổi thường xuyên khó ngủ hoặc mất ngủ vào ban đêm.
Vì vậy, cũng giống như những người thường xuyên thức khuya làm việc, người cao tuổi mất ngủ cũng sẽ bị thiếu ngủ, từ đó dễ gặp phải tình trạng mệt mỏi, suy nhược, ảnh hưởng tiêu cực tới chức năng của hệ thần kinh, thậm chí còn bị suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến tâm lý. Lúc này, người cao tuổi có thể sẽ cảm thấy bi quan, buồn bã, chán nản, thường xuyên tức giận, cáu gắt, chán ăn, khiến sức khỏe giảm sút nghiêm trọng.
Thói quen ngủ nghỉ khoa học
Cụ thể là ngủ đủ giấc từ 7 – 9 tiếng mỗi đêm. Chúng ta nên duy trì thói quen đi ngủ và thức dậy vào một khung giờ cố định. Nếu ngày nào bạn cũng ngủ lúc 10 giờ và thức dậy lúc 6h, não bộ sẽ bắt đầu thiết lập đồng hồ sinh học để làm quen với việc này.
Ngủ đủ giấc mỗi ngày giúp bản quản lý cân nặng của mình tốt hơn, những người ngủ ít thường có khả năng bị béo phì. Ngoài ra, việc ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày giúp bạn bảo vệ và tăng cường trí nhớ, tư duy sáng tạo.
Đặc biệt, chất lượng của giấc ngủ có liên quan đến tuổi thọ của con người. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Sleep cho thấy những người ngủ 5 giờ mỗi đêm tăng 12% nguy cơ tử vong sớm. Người ngủ trong 8 đến 9 giờ có nguy cơ thấp hơn nhiều.
Ngủ đủ giấc và thức dậy đúng giờ sẽ giúp cơ thể bạn luôn khỏe mạnh, trí nhớ tốt để có quá trình làm việc hiệu quả hơn.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
Nam giới có "1 mềm, 2 dày, 3 cứng" thường có tuổi thọ ngắn, xem bạn thuộc đối tượng này hay không
-
Buổi tối uống 5 loại nước này: Vừa ngủ ngon lại giúp giảm cân hiệu quả
-
"3 đen, 2 ngứa, 1 đau", dấu hiệu gan bị tổn thương, nên đi khám càng sớm càng tốt
-
"Yêu" quá độ coi chừng lợi bất cập hại, chị em coi chừng kẻo bệnh tật đầy người
-
15 thực phẩm là 'cao thủ bơm máu' cho phụ nữ, ăn hàng ngày vừa trẻ lâu lại ít bệnh tật