Đặt sai chế độ làm mát
Một trong số nguyên nhân khiến điều hòa bật mãi mà không thấy mát là có thể do bạn đặt sai chế độ làm mát hoặc vô tính bạn bấm nhầm vào nút chức năng khác.
Cách khắc phục:
Ở trên điều khiển điều hòa, có rất nhiều kí hiệu khác nhau, với mỗi kí hiệu sẽ có ý nghĩa riêng:
- Cool: Hình bông tuyết
- Dry: Hình giọt nước
- Chế độ sưởi: Hình mặt trời
- Chế độ tự động.
Bạn cần kiểm tra điều hòa có đang ở chế độ quạt gió hay không bằng cách quan sát trên remote điều hòa. Nếu thấy chế độ Fan (có hình quạt) sáng lên, nghĩa là điều hòa đang ở chế độ quạt gió, thì bạn hãy tắt nó đi.
Với các điều hòa hiện đại thì có thêm các biểu tượng khác:
- Chế độ Health: Hình cây thông. Chế độ này giúp kích hoạt máy ion không khí, có vai trò lọc bụi bẩn giúp không khí luôn sạch và trong lành.
- Chức năng Scavenging: Chức năng giúp lọc mùi hiệu quả và giúp phòng hạ nhiệt độ hơn.
- Chức năng X-fan: Hình quạt gió. Điều hòa tắt mà bạn chọn chức năng này sẽ làm cho cánh quạt trong điều hòa vẫn quay trong thời gian 10 giờ. Điều này giúp làm điều hòa quạt động tốt hơn và tuổi thọ tăng cao.
Nếu điều khiển điều hòa nhà bạn xuất hiện biểu tượng vòi nước cho thấy bộ lọc điều hòa cần được bảo vệ sinh sạch sẽ.
Điều hòa không được vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ
Với chiếc điều hòa không được vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ thường hay gặp nhiều vấn đề trong quá trình sử dụng, trong đó có cả việc điều hòa không lạnh mà chỉ có gió thổi.
Thực tế, dàn lạnh là phần chính để trao đổi nhiệt giữa không khí bên trong căn phòng với môi chất lạnh. Nếu dàn lạnh bị bám nhiều bụi bẩn do không được vệ sinh, thì sẽ dẫn đến khả năng làm mát của điều hòa bị giảm và tạo cho bạn có cảm giác không mát lạnh như trước.
Bạn cũng nên giữ thói quen vệ sinh điều hòa theo tần suất sử dụng, nếu mở điều hòa 3 - 4 ngày/tuần thì khoảng 4 tháng vệ sinh 1 lần, hoặc chỉ thỉnh thoảng dùng điều hòa thì vệ sinh 6 - 9 tháng/lần cũng được.
Khi vệ sinh điều hòa, bạn có thể làm theo các bước sau:
Bước 1: Ngắt cầu dao điều hòa để đảm bảo an toàn về điện khi thao tác.
Bước 2: Tiến hành vệ sinh dàn lạnh bằng cách tháo lớp mặt nạ phía ngoài, rồi lấy lưới lọc bụi ra để vệ sinh riêng. Sau đó, bạn dùng vòi xịt nước (mức độ nhẹ) để vệ sinh một số bộ phận bên trong dàn lạnh.
Bước 3: Tiến hành vệ sinh dàn nóng bằng cách tháo lớp vỏ ngoài ở cục nóng, rồi dùng vòi xịt để vệ sinh cánh quạt và các góc bên trong. Tiếp theo, kiểm tra gas và bơm gas (nếu cần).
Bước 4: Lắp lại các bộ phận ở dàn nóng và dàn lạnh.
Bước 5: Khởi động điều hòa để kiểm tra tình trạng của máy.
Điều hòa thừa gas hoặc hết gas
Khi điều hòa hết hoặc thừa gas đều ảnh hưởng đến khả năng làm mát trong căn phòng bạn. Thậm chí, vấn đề này còn khiến cho dàn nóng phát ra tiếng ồn khi điều hòa hoạt động, hoặc dàn lạnh thường hay bị tắt đột ngột khi bạn đang mở điều hòa.
Ngoài ra, vấn đề hết gas cũng có thể là do đường ống dẫn gas bị rò rỉ, làm ảnh hưởng đến hiệu quả làm mát của điều hòa.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
Mẹo trồng rau muống trong thùng xốp đơn giản, sau ít ngày đã có rau sạch xanh non mơn mởn
-
Bảo quản gừng bằng tủ lạnh là sai: Làm theo cách này để cả năm gừng vẫn tươi, không mọc mầm
-
Rán trứng chỉ cần thêm một thìa này, trứng nở phồng, xốp mịn, 2 quả mà nhiều như 4 quả
-
Cao nhân chỉ dạy: Sau nhà trồng 5 cây này tiền bạc kéo về ầm ầm, gia đạo đời đời hưng thịnh
-
Bỏ vài viên aspirin vào máy giặt, quần áo ố vàng cũng trắng tinh như mới