Điều khiển điều hòa có 1 nút nhỏ hữu ích: Ai biết mà dùng chẳng khác gì tìm ra kho báu

( PHUNUTODAY ) - Khi sử dụng điều khiển điều hòa, bạn cần nắm rõ cách dùng cùng một số công dụng của các nút bấm để phát huy hiệu quả.

Điều hòa là thiết bị điện phổ biến trong các gia đình hiện đại ngày nay. Điều hòa có thể dùng trong 4 mùa, đặc biệt là mùa nóng hay vào những ngày thời tiết nồm ẩm như thế này.

Khi sử dụng điều khiển điều hòa, các nút thông thường được chúng ta dùng nhiều nhất là On/Off (Hoặc Power), nút tăng giảm nhiệt độ và nút điều chỉnh chế độ quạt gió. Rất ít người chú ý đến nút Sleep trên chiếc điều khiển điều hòa.

Khi sử dụng điều hòa nên chú ý một số chức năng quan trọng

Khi sử dụng nút này, chế độ Sleep (Chế độ ngủ đêm) được thiết lập với ý nghĩa quan trọng, giúp điều hòa hoạt động hiệu quả hơn với cơ chế thiết lập đặc biệt nhằm cân bằng nhiệt độ môi trường với nhiệt độ cơ thể, mang đến cảm giác thư thái cho người sử dụng khi ngủ. Do đó, nó có vai trò tiết kiệm điện năng và bảo vệ sức khoẻ đặc biệt của máy lạnh, đem đến giấc ngủ ngon và an toàn đối với con người.

Cụ thể, khi thiết lập chế độ Sleep, nhiệt độ phòng sẽ tự động thay đổi theo thời gian để phù hợp với nhiệt độ môi trường, giúp người sử dụng không bị cảm lạnh.

Khi nhấn nút Sleep, thông thường sau 30 phút hoặc một tiếng nhiệt độ sẽ tăng lên một độ, sau đó tiếp tục tăng đến 2 độ và duy trì mức nhiệt độ đó cả đêm. Ví dụ trước lúc đi ngủ, bạn để nhiệt độ 25 độ C, thì nửa tiếng hoặc một tiếng sau, điều hòa sẽ tăng lên 26 độ. Và khoảng 2 tiếng nữa sẽ tiếp tục tăng lên 28 độ, cân bằng với nhiệt độ bên ngoài.

Đây là mức nhiệt độ an toàn, giúp bạn khỏe mạnh và ngủ sâu giấc, nhất là những trẻ nhỏ. Ngoài ra việc đặt chế độ Sleep với mức nhiệt vừa đủ sẽ giảm tiền điện cho gia đình bạn.

Nguyên tắc sử dụng điều hòa tiết kiệm điện

Nguyên tắc sử dụng điều hòa tiết kiệm điện

Chọn điều hòa có công suất phù hợp

Bạn cần tính toán công suất điều hòa phù hợp với diện tích căn phòng để chọn điều hòa có đủ khả năng làm lạnh và tiết kiệm điện năng trong quá trình sử dụng. Công suất quá lớn sẽ gây lãng phí và công suất quá nhỏ sẽ không đảm bảo khả năng làm lạnh. Điều hòa có công suất phù hợp cũng giúp máy hoạt động ổn định và bền bỉ với thời gian hơn.

Không bật tắt điều hòa liên tục

Cách dùng điều hòa tiết kiệm điện đầu tiên bạn cần biết đó là bỏ thói quen bật tắt điều hòa liên tục. Nhiều người thường có thói quen bật điều hòa thật lạnh, sau đó tắt đi dùng quạt và đến khi cảm thấy nóng lại bật máy lên. Họ nghĩ rằng làm như vậy sẽ tiết kiệm điện năng.

Tuy nhiên đây là cách làm tai hại, vừa không những lãng phí thêm tiền điện mà còn làm cho điều hòa nhanh hỏng. Vì mỗi khi khởi động lại, máy cần tiêu tốn rất nhiều điện năng để làm lạnh lại từ đầu và nhanh hỏng hơn.

Đảm bảo khu vực mở điều hòa được đóng kín

Khi sử dụng điều hòa, bạn hãy đóng kín các cửa sổ, cửa ra vào để không bị thất thoát hơi lạnh, nếu không máy sẽ phải làm việc nhiều hơn để đảm bảo duy trì nhiệt độ đã cài đặt. Nếu cửa sổ của bạn nằm ở hướng ánh nắng mặt trời chiếu vào, hãy trang bị thêm rèm cửa để hạn chế nhiệt độ trong phòng tăng.

Không bật điều hòa 24/24

Bạn không nên bật điều hòa 24/24, kể cả vào những nắng nóng vì khi ở trong môi trường điều hòa lâu sẽ khiến cơ thể dễ mất nước, khô da, khô tuyến hô hấp… Thêm nữa, việc bật máy lạnh cả ngày sẽ khiến hóa đơn tiền điện tăng lên đáng kể, chi tiết máy bên trong cũng bị hao mòn, làm giảm tuổi thọ sản phẩm.

Vì vậy, bạn nên dùng quạt thay cho điều hòa vào thời tiết không quá nóng để vừa tiết kiệm điện mà còn giúp phòng lưu thông được không khí.

Vệ sinh bảo dưỡng điều hòa thường xuyên

Điều hòa hoạt động lâu ngày sẽ lưu lại nhiều bụi bẩn, các bộ phận cần phải sửa chữa hoặc thay thế. Vệ sinh và bảo dưỡng thường xuyên giúp điều hòa của bạn làm lạnh nhanh chóng, hoạt động ổn định, bền bỉ và tiết kiệm điện.

Tắt điều hòa trước khi ra ngoài 30 phút

30 phút là khoảng thời gian đủ để bạn vẫn cảm thấy thoải mái và nhiệt độ trong phòng chưa thay đổi quá nhiều. Vì thế, nếu không có nhu cầu sử dụng, chuẩn bị ra ngoài, hãy tắt điều hòa trước khi đi khoảng 30 phút để tận dụng tối đa khí lạnh còn lại trong phòng.

Tác giả: Thạch Thảo