Các bước làm khô giày bằng máy sấy quần áo
- Kiểm tra chất liệu giày
- Trước khi làm khô giày bằng máy sấy quần áo, bạn hãy kiểm tra chất liệu của giày. Chỉ những loại giày được làm từ chất liệu canvas, sợi tổng hợp polyester và phần đế không được làm từ cao su đặc hoặc chất liệu gel chuyên dụng cho vận động viên thể thao.
- Giày da cũng không được sấy bằng máy sấy vì có thể làm giày bị bong tróc, hư hỏng
- Chuẩn bị giày trước khi sấy khô bằng máy sấy quần áo
- Bạn hãy tháo dây giày ra, nhồi thêm giấy, báo, khăn khô vào bên trong giày. Cách này sẽ giúp hút ẩm tốt và giữ form giày.
Chuyển máy sấy sang chế độ sấy khô bằng không khí
Bạn hãy chuyển sang chế độ sấy bằng không khí để tránh nhiệt làm hỏng giày. Chế độ này vẫn giúp giày của bạn khô hoàn toàn mà không làm giày bị bong tróc hay biến dạng.
Sấy giày trong 20 phút và kiểm tra
20 phút là thời gian lý tưởng để bạn sấy giày. Sau thời gian này, bạn hãy kiểm tra xem giày đã khô chưa. Nếu chưa, bạn có thể sấy thêm khoảng 10 phút. Không nên sấy quá lâu vì có thể khiến giày mau hỏng.
Lưu ý khi sử dụng máy sấy làm khô giày
Khi sử dụng máy sấy để làm khô giày, có một số điều bạn cần lưu ý để đảm bảo an toàn và hiệu quả:
- Chỉ sử dụng máy sấy quần áo để làm khô giày trong trường hợp bạn không có chỗ để phơi, cần gấp để mang hay trong thời tiết ẩm ướt.
- Luôn tuân thủ hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất để đảm bảo bạn sử dụng máy đúng cách và an toàn.
- Đảm bảo rằng giày của bạn làm từ các chất liệu phù hợp với việc sử dụng máy sấy. Một số chất liệu như da thường cần được xử lý cẩn thận hơn để tránh bị hỏng.
- Đảm bảo rằng nhiệt độ máy sấy không quá cao để tránh làm hỏng giày. Nhiệt độ quá cao có thể làm co lại và làm hỏng chất liệu của giày.
- Theo dõi thời gian sấy để tránh việc làm khô quá mức, gây ra hỏng giày.
- Sắp xếp giày sao cho không bị chồng lên nhau hoặc bị méo dạng trong quá trình sấy.