Tuổi ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh từ 2024
Khoản 1, khoản 2 và khoản 3, Điều 3 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 (có hiệu lực từ ngày 1.1.2024) quy định về giải thích từ ngữ như sau:
- Khám bệnh là việc người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh sử dụng kiến thức, phương pháp, kỹ thuật chuyên môn để đánh giá tình trạng sức khỏe, nguy cơ đối với sức khỏe và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người bệnh.
- Chữa bệnh là việc người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh sử dụng kiến thức, phương pháp, kỹ thuật chuyên môn để giải quyết tình trạng bệnh, ngăn ngừa sự xuất hiện, tiến triển của bệnh hoặc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người bệnh trên cơ sở kết quả khám bệnh.
- Người bệnh là người sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
Khoản 2, Điều 3 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về nguyên tắc trong khám bệnh, chữa bệnh như sau:
- Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp người bệnh trong tình trạng cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, phụ nữ có thai, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người từ đủ 75 tuổi trở lên, người có công với cách mạng phù hợp với đặc thù của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Điểm b, Khoản 2, Điều 4 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về chính sách của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh như sau:
- Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước cho các hoạt động sau đây:
- b) Khám bệnh, chữa bệnh đối với người có công với cách mạng; trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ cận nghèo; người đang sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người mắc bệnh tâm thần, bệnh phong; người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;
Như vậy, độ tuổi được ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh được quy định như trên.
Nghĩa vụ của bệnh nhân trong khám bệnh, chữa bệnh từ năm 2024
Các Điều 16, 17, 18, Mục 2, Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 (có hiệu lực từ 1.1.2024) quy định về nghĩa vụ của người bệnh như sau:
Điều 16. Nghĩa vụ tôn trọng người hành nghề và người khác làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Tôn trọng người hành nghề; không được đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người hành nghề và người khác làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 17. Nghĩa vụ chấp hành các quy định trong khám bệnh, chữa bệnh:
- Cung cấp trung thực và chịu trách nhiệm về thông tin liên quan đến nhân thân, tình trạng sức khỏe của mình, hợp tác đầy đủ với người hành nghề và người khác làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề.
- Chấp hành và yêu cầu thân nhân, người đến thăm mình chấp hành nội quy của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 18. Nghĩa vụ chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh:
- Người bệnh tham gia bảo hiểm y tế có nghĩa vụ chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng và mức hưởng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
- Người bệnh không tham gia bảo hiểm y tế có nghĩa vụ chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
Như vậy, từ năm 2024, người bệnh có các nghĩa vụ trên khi khám bệnh, chữa bệnh.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Từ nay trở đi: 5 trường hợp nhà ở này bắt buộc phải tháo dỡ, người dân nên biết sớm
-
Người đóng Bảo hiểm xã hội 15 năm, về hưu hưởng lương bao nhiêu?
-
Mua nhà rẻ mấy cũng đừng động vào 5 tầng này: Vào ở khó chịu, mất giá rất nhanh
-
Kể từ 1/7/2024: Phạt nặng 7 trường hợp sau nếu không đi đổi CCCD, ai cũng cần biết
-
Kể từ nay: 3 trường hợp này "kẹp 3" trên xe máy không lo bị CSGT xử phạt, ai không biết thiệt thòi