Từ nay trở đi: 5 trường hợp nhà ở này bắt buộc phải tháo dỡ, người dân nên biết sớm

( PHUNUTODAY ) - Theo quy định những ngôi nhà thuộc 1 trong 5 trường hợp dưới đây bắt buộc phải tháo dỡ, người dân nên biết kẻo thiệt thòi.

Vì sao nhà xây rồi lại bị tháo dỡ?

Việc xây dựng một công trình là vô cùng tốn kém tiền bạc chính vì vậy nếu như phải tháo dỡ là điều không ai mong muốn vừa tốn kém tiền của của người dân vừa ảnh hưởng tới cơ quan quả lý. Tuy nhiên, nếu như xây nh nằm trong diện vi phạm thì nhất định sẽ bị tháo dỡ. Gần đây, một loạt các công trình chung cư mi ni bị tháo dỡ ở Hà Nội khiến cho người dân vô cùng quan tâm. Như vậy, trong trường hợp nào thì nhà đã xây dựng rồi bị tháo dỡ người dân nên đọc rõ chi tiết bài viết dưới đây để hiểu được vấn đề.

5 trường hợp bắt buộc phải phá dỡ nhà ở

Theo Điều 92 Luật Nhà ở năm 2014 quy định các trường hợp nhà ở phải tháo dỡ như sau:

- Những công trình, ngôi nhà ở bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng đã có kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà ở hoặc trong tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai.

- Những công trình ngôi nhà ở là nhà chung cư bị hư hỏng mà chưa thuộc diện bị phá dỡ nhưng nằm trong khu vực phải thực hiện cải tạo, xây dựng đồng bộ với khu nhà ở thuộc diện bị phá dỡ theo quy định quy hoạch xây dựng được phê duyệt.

- Những công trình, nhà ở thuộc diện phải giải tỏa để thu hồi đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Những công trình nhà ở xây dựng trong khu vực cấm xây dựng hoặc xây dựng trên đất không phải là đất ở theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Những công trình nhà ở thuộc diện phải phá dỡ theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Những công trình bắt buộc tháo dỡ

Những công trình bắt buộc tháo dỡ

Việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:

- Để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới hoặc công trình xây dựng tạm;

- Công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng đến cộng đồng và công trình lân cận; công trình phải phá dỡ khẩn cấp nhằm kịp thời phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, các nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Công trình xây dựng trong khu vực cấm xây dựng bao gồm: Xây dựng công trình trong khu vực cấm xây dựng; xây dựng công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử - văn hóa và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật; xây dựng công trình ở khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống, trừ công trình xây dựng để khắc phục những hiện tượng này.

5 trường hợp nhà xây dựng rồi phải tháo dỡ

5 trường hợp nhà xây dựng rồi phải tháo dỡ

- Công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng;

- Công trình xây dựng lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân; công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;

- Nhà ở riêng lẻ có nhu cầu phá dỡ để xây dựng mới.

(Điều 118 Luật Xây dựng năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020))

Trách nhiệm phá dỡ nhà ở

Theo Điều 93 Luật Nhà ở năm 2014 quy định trách nhiệm phá dỡ nhà ở như sau:

- Chủ sở hữu nhà ở hoặc người đang quản lý, sử dụng nhà ở có trách nhiệm phá dỡ nhà ở; trường hợp phải giải tỏa nhà ở để xây dựng lại nhà ở mới hoặc công trình khác thì chủ đầu tư công trình có trách nhiệm phá dỡ nhà ở.

- Chủ sở hữu nhà ở tự thực hiện việc phá dỡ nhà ở nếu có đủ năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực về xây dựng phá dỡ.

- Trường hợp phá dỡ nhà chung cư để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư mới thì còn phải thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương VII Luật Nhà ở năm 2014.

- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc phá dỡ nhà ở trên địa bàn.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link