Kỷ nguyên độc lập của nước ta bắt đầu sau hơn 1.000 năm Bắc thuộc. Thời kỳ này được đánh dấu bằng chiến thắng Bạch Đằng năm 938 do Ngô Quyền lãnh đạo. Một năm sau, Ngô Quyền lên ngôi vua, nhà Ngô bắt đầu. Ông trở thành vị vua nước Việt đầu tiên trong kỷ nguyên độc lập.
Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiên Hoàng) là hoàng đế đầu tiên của nước ta trong kỷ nguyên độc lập. Ông là vị vua thứ 3 trong sử Việt xưng đế sau Mai Hắc Đế và Lý Nam Đế.
Nhà Hậu Lê (1428-1789) là triều đại có nhiều người làm vua nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Tổng cộng, triều đại này có tất cả 28 vua trị vì.
Họ Lê có nhiều người làm vua nhất lịch sử nước ta với 31 người (cả Tiền Lê và Hậu Lê).
Nhà Đinh và nhà Hồ là 2 triều đại có ít vua nhất trong kỷ nguyên độc lập (2 vua). Trong đó, nhà Hồ có thời gian tồn tại ngắn nhất (7 năm).
Nhà Hồ cũng là triều đại duy nhất ở nước ta có cả 2 đời vua chết ở nước ngoài. Sau khi bị quân Minh đánh bại năm 1407, Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương đều bị bắt, cuối cùng chết nơi xứ người.
Dù có tới 13 đời vua trị vì trong 143 năm, nhà Nguyễn chỉ có 2 phụ nữ được phong hoàng hậu. Đó là Thừa Thiên Cao hoàng hậu Tống Thị Lan (vợ vua Gia Long) và Nam Phương Hoàng hậu Nguyễn Hữu Thị Lan (vợ vua Bảo Đại).
Nhà Trần là triều đại duy nhất có vua tử trận ngay trên trận tiền. Đó là trường hợp của vua Trần Duệ Tông năm 1377, khi mang quân đi đánh Chiêm Thành.
Có tất cả 82 người từng làm vua nước Việt trong kỷ nguyên độc lập, gồm: nhà Ngô (3 vua), nhà Đinh (2), Tiền Lê (3), Lý (9), Trần (13), Hồ (2), Hậu Lê (28), nhà Mạc (6), Tây Sơn (3), Nguyễn (13).
Tác giả: Mộc
-
Vì sao vừa ngủ dậy Từ Hi Thái Hậu đã thẳng tay "trừ khử" cung nữ?
-
Vì sao Dương Quý Phi có mùi "viêm cánh' cực nặng vẫn khiến hoàng đế say đắm không rời?
-
Có lúc phải thị tẩm tới 9 phi tần một đêm, Hoàng đế Trung Hoa cũng "cáo ốm, trốn trách nhiệm"
-
3 sự trùng hợp kỳ lạ nhất thế giới, khoa học không thể lý giải nổi
-
Vị vua cho phép các phi tần "cắm sừng" trước mặt mình: Hé lộ bí mật động trời