Đu đủ là loại cây có "linh khí", trồng cây đu đủ trước nhà có tốt không?

( PHUNUTODAY ) - Theo quan niệm phong thủy, cây đu đủ được coi là loại cây có linh khí, có khả năng chiêu tài. Vậy khi trồng một cây trước nhà có tốt không?

Đu đủ tượng trưng cho sự đủ đầy, thịnh vượng trong cuộc sống lẫn sự nghiệp, trong tình yêu cũng như hôn nhân nên nhiều người lựa chọn dâng cúng bàn thờ gia tiên loại quả này. Vậy khi trồng một cây trước nhà có tốt không?

Trồng cây đu đủ trước nhà có tốt không?

Ngày nay, cây đu đủ có thể được trồng làm cây ăn quả hoặc cây cảnh. Đu đủ có lá xanh tốt quanh năm, ít rụng lá, cho trái nên gia chủ có thể trồng trong nhà. Việc trồng đu đủ trước nhà vừa có tác dụng làm đẹp, trang trí nhà cửa vừa mang đến những ý nghĩa tốt trong phong thủy.

Theo quan niệm phong thủy, cây đu đủ được coi là loại cây có linh khí, có khả năng chiêu tài, mang đến nhiều may mắn cho gia chủ. Cái tên đu đủ cũng gợi nhắc đến sự ấm no, đủ đầy. Nếu lựa chọn vị trí trước nhà để trồng cây đu đủ, gia chủ nên chú ý một số điều sau:

Việc trồng đu đủ trước nhà vừa có tác dụng làm đẹp, trang trí nhà cửa vừa mang đến những ý nghĩa tốt trong phong thủy

+ Tránh để cây đu đủ ở ngay lối ra vào vì như vậy vừa cản trở đi lại, vừa cản trở lưu thông năng lượng trong căn nhà.

+ Khi trồng đu đủ trước nhà, gia chủ không nên trồng 1 cây duy nhất. Hãy trồng một hàng 2, 3, 5, 7 hoặc 9 cây. Trong quan niệm phong thủy của người phương Đông, đây là những con số đại diện cho may mắn, tài lộc và sự sinh sinh sôi.

+ Khi thấy lá cây bị héo, úa thì nên tỉa bớt lá ngay để tránh ảnh hưởng đến các lá còn lại. Ngoài ra, quả chín thì nên thu hoạch, tránh để đu đủ chín nẫu, rụng dưới gốc và thu hút nhiều ruồi nhặng.

+ Nên trồng cây ở nơi thông thoáng, đón được ánh nắng tự nhiên để cây phát triển tốt vì ây đu đủ ưa nắng, thích hợp với khí hậu nóng ẩm.

+ Đất trồng cây nên là đất tơi xốp, thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng, có độ pH nằm trong khoảng 6-7,5. Có nhiều giống đu đủ khác nhau nên bạn có thể tham khảo tại nơi bán hạt giống hoặc tại nhà vườn để lựa được loại phù hợp với nhu cầu.

Nếu không có đất vườn, gia chủ có thể lựa chọn những cây đu đủ bonsai để trồng trong nhà.

Bí kíp trồng cây đu đủ trong chậu mùa nào cũng có trái ăn

+ Bước 1: Ủ hạt

Bạn ngâm hạt trong nước khoảng 5 giờ ở nhiệt độ 40 độ C, sau đó trải hạt ra bao vải cotton ẩm 4-5 ngày đến khi hạt nảy mầm đều thì ta có thể tiến hành gieo hạt.

+ Bước 2: Gieo hạt

Bạn tiến hành gieo 2 - 3 hạt trong bầu nhỏ để trừ hao khi hạt ít nảy mầm hoặc sâu bệnh phá hại. Sau 10 - 15 ngày đu đủ sẽ nảy mầm. Nếu bạn chọn mua giống cây đã gieo ươm trong bầu sẵn thì ta nên chọn cây giống to mập, khỏe, sạch bệnh.

+ Bước 3: Cho vào chậu

Khi đu đủ trong bầu đã ra từ 4 - 5 cặp lá và có chiều cao khoảng 10 - 15cm thì ta đem trồng vào chậu. Dùng dao sắc rạch nhẹ để gỡ bỏ vỏ nilon (không làm vỡ bầu). Đặt cho bầu và cây giống nằm ngang trên mặt đất, sau đó vun đất quanh bầu và nén chặt gốc. Cuối cùng là tưới nước để giữ ẩm cho cây.

Sau khi đã trồng xong bạn dùng que cắm để nâng ngọn cây cho ngóc lên, sao cho thân gốc đu đủ luôn nghiêng một góc 45 độ so với mặt luống từ lúc trồng cho đến suốt quá trình sinh trưởng của cây.

Bí kíp trồng cây đu đủ trong chậu mùa nào cũng có trái ăn

+ Cách chăm sóc

Bạn cần tưới nước để giữ ẩm cho cây ngày 1 - 2 lần, dùng rơm hoặc rạ để che phủ mặt chậu hạn chế bốc thoát hơi nước và giữ ẩm cho cây.

Sau khi cây đã trồng được 15 ngày, ta tiến hành bón lót đợt đầu tiên bằng phân hữu cơ, phân bò, phân trùn quế… Và cứ 15 ngày ta tiến hành bón đợt tiếp theo.

+ Thu hoạch

Đu đủ sau khi trồng được 9 tháng là ta có thể thu hoạch. Nếu bạn thu quả để ăn tươi thì nên thu khi trên quả xuất hiện các vết đốm hoặc sọc vàng nhạt chất lượng sẽ ngon nhất. Không nên thu quá sớm quả ăn sẽ nhạt và đu đủ có thể cho thu hoạch quanh năm.

Tác giả: Vũ Thêm