Những lợi ích của lá đinh lăng đối với sức khoẻ
Theo lương y Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y Hà Nội, cây đinh lăng là một loại thảo dược quen thuộc đối với người Việt. Loại cây này thậm chí còn được ví như nhân sâm của người nghèo. Nó mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Toàn bộ cây đinh lăng đều có thể sử dụng làm thuốc.
Người ta thường sứ dụng lá dể làm rau ăn. Ngoài ra, bộ phận này cũng là một loại dược liệu quý trong y học dân gian, có tác dụng trị nhức đầu. Nhiều nơi lấy lá đinh lăng để nấu canh với thịt, cá giúp bồi bổ cơ thể, giảm mệt mỏi, tăng cường sức đề kháng. Phần củ đinh lăng hay được dùng để ngâm rượu hoặc ngâm mật ong.
Theo Đông y, lá đinh lăng có vị bùi, đắng, thơm, tính hơi mát. Lá đinh lăng thường được sử dụng trong các bài thuốc lương huyết, giải độc, lợi niệu, tiêu mẩn ngứa, trị dị ứng, kiết lị, ho ra máu. Ngoài ra, lá đinh lăng còn được dùng làm thuốc cầm máu. Trước đây, người ta thường lấy lá đinh lăng rửa sạch, giã nát rồi đắp lên các vết thương ngoài da, giúp máu ngừng chảy, vết thương mau lành.
Lấy lá đinh lăng làm rau thơm ăn kèm các món ăn thường ngày hoặc để đun nước uống cũng là cách sử dụng phổ biến.
Tác dụng của việc uống nước lá đinh lăng
Theo BSNT. Đặng Hạnh - Khoa Y học cổ truyền, trường Đại học Y Hà Nội, nước lá cây đinh lăng có nhiều lợi ích đối với sức khoẻ. Tuy nhiên, không nên lạm dụng sử dụng loại đồ uống này thay thế hoàn toàn nước lọc. Nó có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, gây hại cơ thể.
Lá cây đinh lăng có chứa saponin có tác dụng gây mệt mỏi, nôn mửa, hoa mắt chóng mắt. Vì vậy, uống lá đinh lăng với lượng lớn có thể gây ra các triệu chứng khó chịu, chỉ nên sử dụng với lượng vừa phải, trong thời gian nhất định. Nếu có ý định sử dụng nước lá đinh lăng hằng ngày, tốt nhát nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Lá đinh lăng tươi chứa nhiều nhựa, lượng saponin rất cao. Nếu nạp một lượng lớn vào cơ thể có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy, nhất là đối với những người mắc hội chứng ruột kích thích.
Lá đinh lăng phơi khô sẽ có lượng saponin thâp hơn đáng kể, giúp tránh các tác dụng phụ nêu trên. Lá đinh lăng khô dùng nấu nước uống, pha trà sẽ có mùi thơm và hương vị dịu nhẹ hơn. Người không thích mùi hăng nồng của lá tươi nên chọn lá khô để sử dụng.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Loại quả mọc tự nhiên trong vườn nhà, nhiều người e ngại nhưng tốt ngang thuốc bổ
-
Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi như thế nào theo thời gian?
-
5 thực phẩm gây hại dạ dày, béo phì, tăng đường huyết nếu ăn lúc đói
-
4 món ăn gây hại cho gan nhưng nhiều người yêu thích
-
Quả gì giàu kali gấp 10 lần chanh, là ‘siêu thực phẩm’ trẻ hóa làn da và bảo vệ tim mạch?