Ý nghĩa của việc dọn bàn thờ đón Tết
Lau dọn bàn thờ đón Tết (bao sái bàn thờ) là việc quan trọng, nhà nào cũng sẽ thực hiện. Trước Tết, gia chủ sẽ làm vệ sinh bát hương. Bao sái bát hương cuối năm vừa thể hiện sự thành kính, biết ơn của con cháu trong nhà đối với tổ tiên, vừa thể hiện mong muốn năm mới bình an, no ấm.
Ngoài ra, bao sái bàn thờ còn có ý nghĩa loại bỏ các vận khí xấu của năm mới, loại bọ bụi bẩn tích tụ trên bàn thờ, giúp chiêu tài đón lộc, đón cát khí trong năm mới.
Việc bao sái bàn thờ không ấn định ngày cụ thể mà gia chủ có thể thực hiện bất cứ lúc nào thuận tiện. Tuy nhiên, đa số các gia đình sẽ tiến hành bao sái bàn thờ sau khi thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo (23 tháng Chạp). Dù thực hiện việc này vào thời điểm nào thì cũng nên kết thúc trước Giao thừa.
Việc bao sái bàn thờ cần được làm một cách cẩn thận, tỉ mỉ, đảm bảo sự trang nghiêm. Trong đó, việc chọn đúng loại nước để bao sái bàn thờ là yếu tố quan trọng.
4 loại nước không dùng để lau dọn bàn thờ đón Tết
- Nước lã
Nước lã là lựa chọn của nhiều gia đình dùng để bao sái bàn thờ. Đa số nghĩ rằng chỉ cần dùng nước sạch là được. Tất nhiên, nước lã có thể sử làm sạch các bụi bẩn nhưng theo quan niệm phong thủy đây chưa phải loại nước tốt nhất để tẩy uế. Do đó, việc sử dụng nước lã sẽ không thể loại bỏ hết các tạp chất, mang đến sự thanh tịnh, nghiêm trang cho khu vực thờ cúng.
Nếu không có thời gian chuẩn bị và khi không biết dùng loại nước gì cho phù hợp, gia chủ nên sử dụng nước ấm để vệ sinh bàn thờ thay cho nước lạnh thông thường.
- Rượu gừng
Nước rượu gừng cũng được không ít người lựa chọn để lau dọn bàn thờ vì cho rằng nó có thể làm sạch bụi bẩn, góp phần thu hút tài lộc, may mắn. Tuy nhiên, điều này vốn không có kiểm chứng, chỉ phụ thuộc vào niềm tin và quan điểm của mỗi người.
Về mặt khoa học, rượu gừng không phù hợp để lau dọn đồ dùng vì loại nước này có tính nóng trong khi đó đồ thờ đa số làm gỗ. Dùng rượu gừng để lau đồ gỗ về lau dài sẽ làm phần sơn bên ngoài bị bong tróc, bạc màu hoặc làm hỏng gỗ.
Nếu muốn dùng rượu gừng để làm sạch bàn thờ, gia chủ cần phải pha loãng rượu gừng với nước ấm hoặc nước ngũ vị để làm giảm tính nóng của rượu gừng.
- Nước rượu tỏi
Cũng như rượu gừng, rượu tỏi được một số người lựa chọn để làm sạch, vệ sinh bàn thờ.
Rượu tỏi được cho là có công dụng xua đuổi tà ma và những điều không hay. Tuy nhiên, tỏi là loại gia vị có tính nóng, kết hợp với rượu có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng của đồ gỗ và các vật phẩm thờ cúng khác.
- Các loại dung dịch tẩy rửa
Các loại dung dịch tẩy rửa có thể mang lại hiệu quả trong việc làm sạch tuy nhiên nó không thích hợp để dùng với bàn thờ. Các dung dịch tẩy rửa có thể chứa hóa chất độc hại, có tính tẩy mạnh có thể làm hỏng các vật phẩm thờ cúng. Ngoài ra, nó cũng không tốt cho sức khỏe của người sử dụng.
Dùng nước gì để bao sái bàn thờ?
- Nước ấm
Nếu không có thời gian chuẩn bị và cũng không có yêu cầu quá cầu kỳ, gia chủ có thể sử dụng nước ấm để bao sái bàn thờ. Đun nước sôi sau đó để nguội bớt và dùng khăn sạch nhúng nước để lau bị ẩn trên bàn thờ là được.
- Nước mùi già
Vào dịp cuối năm, người ta thường dùng cây mùi già đun nước để xông, nấu nước tắm gội... Loại nước này cũng có thể sử dụng để bao sái bàn thờ.
Gia chủ chỉ cần một nắm mùi già đã trổ hoa, kết trái, bỏ vào nồi nước đun sôi để lấy nước lau bàn thờ.
- Nước ngũ vị, nước thảo mộc
Nước ngũ vị, nước thảo mộc là loại nước được nấu từ 5 loại thảo dược gồm quế, hồi, đinh hương, gỗ vang, bạch đàn. Loại nước này có tác dụng làm sạch và tẩy uế cho đồ thờ. Đây được coi là loại nước tốt nhất để lau dọn bàn thờ dịp năm hết Tết đến.
Gia chủ chỉ cần chuẩn bị đủ 5 nguyên liệu kể trên, bỏ vào nồi nước 1,5 lít và đun sôi trong khoảng 3-5 phút thì tắt bếp. Để nước nguội bớt là có thể sử dụng.
- Nước ngâm hoa tươi
Gia chủ có thể ngắt cánh hoa tươi của các loại hoa như hồng, cúc, sen, mẫu đơn, đồng tiền... thả vào chậu nước ấm. Dùng nước này để lau dọn bàn thờ ngày Tết.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Tổ tiên dặn: 3 loại chim này bay vào nhà có điềm báo, đừng xua đuổi chúng
-
Giải mã ý nghĩa phong thủy, lợi hại của thói quen để tiền sau ốp lưng điện thoại
-
Người tuổi nào cực hợp trồng cây Sung trước cửa?
-
Vì sao người xưa rất kị đựng gạo trong thùng nhựa, thùng đựng gạo có ảnh hưởng gì?
-
7 loại cây được dân văn phòng “mê mẩn”, đặt trên bàn làm việc vừa giảm căng thẳng vừa giúp thu hút tài lộc