Đừng để viêm da cơ địa ‘hành hạ’ trẻ trong mùa đông: BS chỉ ra bài thuốc trị dứt điểm

( PHUNUTODAY ) - Khí hậu hanh khô chính là điều kiện thuận lợi để viêm da cơ địa tái phát. Tình trạng này khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, hay quấy khóc. Mẹ có thể áp dụng những bài thuốc dưới đây.

Theo TS Lê Hữu Doanh (Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương), viêm da cơ địa (bệnh chàm thể tạng) là bệnh viêm da xuất hiện từ nhỏ, với đặc trưng da đỏ, khô, bong vảy, một số trường hợp chảy dịch và ngứa.

Triệu chứng thường gặp ở trẻ viêm da cơ địa là vùng da trên mặt, đầu, tay, chân hoặc cả cơ thể thường khô, đỏ, gây ngứa, khiến trẻ hay gãi, bứt rứt, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ, đặc biệt là vào ban đêm.

Theo Đông y, bố mẹ có thể chữa viêm da cơ địa cho con từ những bài thuốc đơn giản, dễ kiếm với nguyên liệu có sẵn.

Chữa viêm da cơ địa từ muối biển

Lấy 2,5% lượng muối biển so với nước tắm hòa vào nước tắm cho trẻ hàng ngày. Sau khi tắm xong không cần tráng lại với nước, cứ để nguyên, thấm khô rồi mặc quần áo cho trẻ như bình thường.

Theo lương y Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), nước muối có tính sát khuẩn, kháng khuẩn nên có công dụng điều trị viêm da cơ địa rất tốt.

Chữa viêm da cơ địa từ sài đất

Theo Đông y, sài đất có vị ngọt, hơi chua, tính mát, quy kinh can, thận, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, tiêu viêm, tiêu đờm, cầm ho, mát máu, mát gan, chữa viêm cơ, viêm bàng quang, viêm tuyến vú, cảm mạo, sốt liên miên, mụn nhọt, lở loét ngoài da.

Kinh giới cũng có tác dụng chữa mụn nhọt, lở loét rất tốt nên có thể sử dụng để điều trị viêm da cơ địa.

Mẹ có thể dùng 30g sài đất khô hoặc 50 – 60g sài đất tươi, thêm chút kim ngân hoa, bồ công anh, kinh giới với lượng 10g khô hoặc 20g tươi cho thêm chút muối đem đun sôi để nguội đến khi nhiệt độ còn 36 – 37 độ thì tắm cho con. Tuy nhiên, theo bác sĩ bài thuốc này chỉ nên dùng cho trẻ 5 – 6 tuổi.

Chữa viêm da cơ địa bằng lá khế

Lá khế được ứng dụng nhiều trong y học cổ truyền với công dụng chính là tán nhiệt, giải độc, chống viêm và kháng khuẩn. Theo khoa học hiện đại lá khế có một số thành phần hoạt chất khi tiếp xúc với vùng da bị tổn thương sẽ mang lại hiệu quả kháng viêm và giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh.

Bạn lấy 100g lá khế tươi đem đi rửa sạch, ngâm trong nước muối khoảng 20 phút để sát khuẩn rồi vớt ra để ráo. Tiếp theo đun sôi 2 lít nước rồi vò nát lá khế cho vào đun chung, vặn nhỏ lửa và đun trong 15 phút thì tắt bếp.

Sau đó đổ nước ra chậu để cho nguội bớt rồi dùng để vệ sinh vùng da bị bệnh. Bã dược liệu dùng để chà xát lên da.

Sau khoảng 15 phút thì dùng khăn lau khô người và làm sạch bã dược liệu là có thể mặc quần áo. Mỗi tuần thực hiện 3 – 4 lần sữa thấy hiệu quả.

Tác giả: Trần Thu Thủy