GS.TS. Nguyễn Gia Bình, nguyên Trưởng khoa Hồi sức tích cực, BV Bạch Mai; Chủ tịch Hội Hồi sức Cấp cứu và Chống độc Việt Nam đã nêu quan điểm của mình trên báo Sức khỏe đời sống vê vấn đề xông hơi của F0.
Theo GS. Bình, từ xa xưa các cụ đã biết dùng các loại thảo dược chứa tinh dầu như sả, chanh, gừng, lá tre, lá bưởi, lá hương nhu… xông khi bị cảm cúm, bị bệnh mũi họng rất hiệu quả.
Vậy liệu có phải nhiệt độ cao và hơi ẩm có khả năng ức chế virus và sát khuẩn vùng mũi họng, đường hô hấp, lại có tác dụng thư giãn, sảng khoái, rất dễ chịu, giúp giảm bớt stress hàng ngày?
Theo GS Bình, dựa trên nghiên cứu khoa học của Đức đăng trên tạp chí PLOS one cho thấy, việc tăng nhiệt độ (40 độ C) sẽ làm ức chế khả năng nhân lên của Covid-19 trên các tế bào biểu mô đường hô hấp.
Còn theo kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí của Hội vi sinh Mỹ (ASM), việc tăng độ ẩm và nhiệt độ từ 24 lên đến 35 độ C có tác dụng loại bỏ virus bám trên các bề mặt như thép, nhựa, găng tay... rất nhanh.
Chuyên gia này cũng cũng chia sẻ, bản thân ông trước đây mùa lạnh hay bị sụt sịt, thậm chí có lúc phải dùng cả thuốc corticoid xịt mũi. Tuy nhiên gần đây nhờ thường xuyên xông hơi nên bệnh sụt sịt của ông cũng thuyên giảm nhiều.
GS Bình nói rằng ông cảm thấy mỗi khi xông hơi vừa thư giãn cơ thể, vừa sát trùng vùng mũi họng, từ đó sức đề kháng của cơ thể cũng tăng lên và các bệnh cảm cúm, mũi họng, … giảm đi nhiều.
Thời điểm này số ca F0 ở Hà Nội liên tục tăng cao (trên 4500 ca/ngày), nhiều gia đình bị cả nhà, từ ông bà, bố mẹ, con cái, anh chị em… đều nhiễm virus. Vì vậy theo GS. Bình, càng nên xông cho cả gia đình cùng lúc, ngay cả việc đeo khẩu trang vẫn có thể bị nhiễm hoặc chưa có biểu hiện lâm sàng. Xông giúp phòng Covid-19 cho người khỏe trong cùng một gia đình, hạn chế lây nhiễm.
Về cách xông, theo GS . Bình hướng dẫn cũng đơn giản và dễ làm, với các gia đình có máy xông có thể dùng máy xông hơi, nhỏ tinh dầu vào để xông phòng và hít xông mũi họng phòng virus Sars-CoV-2.
Nhà nào không có máy xông hơi, có thể dùng nồi lá xông, cho các thảo dược vào, đun sôi lên một lúc, hít hà dần dần từng tí một để tránh bị bỏng hơi nóng. Ngoài việc dùng các thảo dược, mọi người có thể nhỏ thêm vài giọt tinh dầu như tinh dầu chanh, sả, quế, gừng… vào nồi lá xông để xông.
GS. Bình cũng đề nghị ngành Y tế cần có những nghiên cứu khoa học về vấn đề áp dụng xông hơi trong mùa dịch Covid-19.
Theo chuyên gia này, cần nghiên cứu xem những gia đình áp dụng xông hơi thì ngoài thay đổi các triệu chứng lâm sàng, cần xét nghiệm virus hàng ngày để đánh giá hiệu quả của cách làm này và khả năng lây truyền đến đâu để có kết luận chính xác.
Chuyên gia này cũng khuyến cáo trong đại dịch Covid-19 như hiện giờ, mọi người nên tiêm chủng đầy đủ và tuân thủ 5K. Ngoài ra, việc xông hơi cho cả nhà cũng là cách ngăn ngừa, hoặc giảm bớt nguy cơ Covid-19 xâm nhập từ bên ngoài vào cơ thể.
'Chúng ta không thể cách ly, giãn cách xã hội mãi được, phải chấp nhận sống chung với Covid-19. Vì vậy phải tìm cách thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh. Mọi người có thể đeo khẩu trang để hạn chế hít phải virus, rửa tay với thuốc sát trùng, nhưng khi đã hít phải virus vào đường hô hấp thì không có cách nào để súc rửa. Mũi họng có thể làm được, chứ phổi thì không.
Vì vậy chỉ có cách là hít hà hơi nước ở nhiệt độ cao (50-70 độ C) và tác dụng của các loại tinh dầu có khả năng sát khuẩn đường hô hấp, giúp ngăn ngừa hoặc hạn chế cho Covid-19 bám vào niêm mạc đường hô hấp để phát triển' GS. Bình khuyến cáo.
Chuyên gia này cũng cho biết: 'Có lẽ xông hơi không chỉ tác dụng với Covid-19, mà còn hữu ích cho các loại virus lây qua đường hô hấp nói chung... Nó vừa tốt cho sức khỏe vừa không tốn tiền. Vì vậy tại sao không làm?', GS. Bình.
Ngoài ra theo khuyến cáo của Bộ Y tế, để phòng bệnh Covid-19 nên xông phòng, xông mũi họng bằng thảo dược, và lưu ý không xông trực tiếp vào người.
Tác giả: Thạch Thảo
-
F0 ở nhà khỏi bệnh bao lâu thì nên đi khám: BS chỉ thời điểm thích hợp nhất để ngăn biến chứng
-
Chuyên gia cảnh báo: Nghi ngờ con thành F0, thấy 1 trong 4 dấu hiệu này cần cho đi viện ngay lập tức
-
Test âm tính đã nhiều ngày nhưng cơ thể vẫn mệt mỏi: 7 cách giúp các “cựu F0” vượt qua hội chứng này
-
F0 khỏi bệnh bao lâu thì có nguy cơ tái nhiễm: Bác sĩ Trương Hữu Khanh trả lời
-
F0 ở nhà 8 ngày, test nhanh đã về 'âm' nhưng PCR vẫn 'dương' là sao: Bác sĩ Khanh giải thích