F0 cần khai báo y tế với trạm y tế địa phương để được hưởng những quyền lợi liên quan
Khoản 1 Điều 100 của Luật Bảo hiểm xã hội quy định để được hưởng chế độ ốm đau, người lao động điều trị tại nhà cần có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
Điểm a Khoản 1 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT, Giấy này do cơ sở khám, chữa bệnh đã dược cấp giấy phép hoạt động cấp. Trạm Y tế chỉ cấp Giấy xác nhận hoàn thành thời gian cách ly, điều trị người nhiễm Covid-19 tại nhà.
Khi có Giấy xác nhận hoàn thành thời gian cách ly, điều trị người nhiễm Covid-19 tại nhà, người lao động nộp giấy này cho Trung tâm y tế huyện để cấp Giấy xác nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
Khi đã có được Giấy xác nhận nghỉ việc hưởng BHXH, người lao động nộp lại cho công ty để làm thủ tục hưởng chế độ ốm đau với mức hưởng bằng 75% mức đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Như vậy nếu không khai báo với trạm y tế, người lao động sẽ không được hưởng quyền lợi này.
Ngoài ra, việc khai báo với trạm y tế cũng giúp người bệnh được hướng dẫn về cách thức cách ly, điều trị. Mặc dù hiện nay không phải tất cả các F0 đều được phát thuốc nhưng khi khai báo F0 vẫn có các quyền lợi như đưa vào quản lý và chăm sóc cũng như can thiệp kịp thời khi trở nặng, nhanh chóng được đưa lên tuyến trên...
Chế tài xử lý với F0 không khai báo y tế, tự ý đến nơi công cộng và làm lây truyền bệnh cho người khác
Theo Quyết định 219/QĐ-BYT của Bộ Y tế, Covid-19 đã được liệt kê là một trong những bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
Trong khi đó, theo Điểm a Khoản 3 Nghị định 117/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, người có hành vi "che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mặc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A" sẽ bị xử phạt từ 10 - 20 triệu đồng.
Như vậy, người nhiễm Covid-19 có hành vi che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời tình trạng bệnh với Trạm y tế nơi đang sinh sống sẽ bị phạt từ 10 - 20 triệu đồng.
Ngoài ra, Nghị định 124/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung điểm b khoản 5 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP nêu rõ hành vi không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch theo các Nghị quyết, quyết định, chỉ thị và văn bản khác của cơ quan có thẩm quyền sẽ bị phạt tiền từ 30-40 triệu đồng đối với cá nhân và từ 60-80 triệu đồng đối với tổ chức.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Nhân ngày 8/3, điểm lại 10 quyền lợi dành riêng cho lao động nữ mà không phải ai cũng biết
-
Thời tiết ngày 8/3 diễn biến như thế nào?
-
5 trường hợp được khai thác họ tên, số điện thoại mà không cần chủ thể đồng ý
-
Đề xuất nhà thuốc được kê đơn, bán thuốc điều trị Covid-19 Molnupiravir
-
Sát thềm 8/3 vàng vượt đỉnh 7 triệu/lượng, chồng Cần Thơ vẫn "mạnh dạn" đặt bó hoa 100 cây vàng tặng vợ