Ung thư dạ dày là loại ung thư xuất phát từ niêm mạc dạ dày, rất thường gặp trong đời sống hằng ngày, đứng đầu trong các loại bệnh ung thư đường tiêu hóa.Bệnh rất khó chẩn đoán và phát hiện sớm, tỷ lệ mắc bệnh của nam giới cao hơn nữ. Hằng năm, ung thư dạ dày gây ra hơn 800.000 trường hợp tử vong trên toàn thế giới
Cho đến nay vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày, nhưng y học nhận thấy có một số yếu tố nguy cơ liên quan đến căn bệnh này. Tuổi càng cao càng dễ mắc bệnh hơn và người dân có điều kiện sống thấp dễ bị ung thư dạ dày, các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày bao gồm:
- Một chế độ ăn uống ít trái cây và rau, nhiều thức ăn hun khói và mặn, ăn quá nhiều đồ nóng, nhiều dầu mỡ... có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
- Di truyền, nếu trong gia đình có người bị ung thư dạ dày thì tỷ lệ con cháu mắc bệnh rất cao.
- Do một loại vi khuẩn có tên Helicobacter pylori, một loại vi khuẩn sống trong niêm mạc nhầy của dạ dày.
- Viêm dạ dày mãn tính, trong đó đề cập đến một tình trạng viêm dạ dày lâu dài.
- Thiếu máu ác tính, đó là sự sụt giảm các tế bào hồng cầu xảy ra khi ruột không thể hấp thụ vitamin B12 một cách bình thường.
- Nhóm máu, những người thuộc nhóm máu A có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.
- Hút thuốc lá cũng là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh ung thư dạ dày.
Triệu chứng ung thư dạ dày:
Bệnh này rất khó chẩn đoán sớm vì thường không có triệu chứng gì rõ ràng trong giai đoạn đầu tiên. Vì vậy, tốt nhất bạn hãy đi khám bác sĩ nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng sau :
- Bị viêm dạ dày mãn tính.
- Thường xuyên cảm thấy chán ăn, đầy bụng, khó tiêu
- Mệt mỏi, sụt cân nghiêm trọng.
- Sốt dai dẳng kéo dài mà không tìm ra nguyên nhân
- Đại tiện ra phân đen.
- Khi bệnh đã vào giai đoạn muộn thì người bệnh có thể trực tiếp sờ thấy khối u.
Những tác hại của việc ăn tối quá muộn
Gây ung thư dạ dày
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe mà còn ngăn ngừa nhiều căn bệnh nguy hiểm. Việc ăn uống không đúng bữa sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học của cơ thể, từ đó cản trở quá trình trao đổi chất, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Thường xuyên ăn tối quá muộn không chỉ gây béo phì mà còn ảnh hưởng đến quá trình tái tạo tế bào biểu mô dạ dày. Ngoài ra, thói quen ăn tối này sẽ khiến dạ dày phải làm việc liên tục, không có thời gian nghỉ ngơi, các niêm mạc không được phục hồi chức năng hoạt động. Tình trạng này kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ gây ung thư.
Dễ dàng đột quỵ
Theo nhiều nghiên cứu, ăn tối càng muộn thì nguy cơ bị đột quỵ càng cao. Chính vì vậy bạn cần đảm bảo thời gian ăn phải cách xa thời gian ngủ từ 60 đến 70 phút trở lên. Chế độ ăn uống khoa học có thể làm giảm khả năng đột quỵ đến 66%.
Gây ra các bệnh về sỏi (sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi mật…)
Nguồn canxi chứa trong thức ăn ngoài việc được hấp thụ thì phần còn lại được thải qua đường nước tiểu. Việc ăn tối quá muộn sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi và loại bỏ các chất dư thừa ra khỏi cơ thể.
Ăn tối quá muộn đồng nghĩa với việc khoảng cách thời gian giữa bữa tối và thời gian ngủ sẽ rút ngắn lại, trong khi giờ cao điểm mà cơ thể hấp thụ canxi là 4-5 giờ sau bữa ăn.
Nếu bạn ăn tối và đi ngủ ngay sau đó, cơ thể chưa kịp tiêu hóa thức ăn, chưa bài tiết qua đường tiểu thì các chất độc hại sẽ bị giữ lại trong cơ thể và lâu dài có thể dẫn đến sỏi thận, sỏi bàng quang và đường tiết niệu.
Trên đây là thói quen ăn tối tai hại làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày, bạn nên từ bỏ càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe chính mình và người thân.
Tác giả: Thu