Loại người thứ nhất: Cha mẹ không có khả năng kỷ luật con cái
Là cha mẹ, giáo dục con cái một mặt là giao tiếp tốt với đứa trẻ, mặt khác là làm gương cho con. Một số cha mẹ rất cực đoan, thường xuyên đánh đập, mắng mỏ con. Thế nên giữa trẻ và cha mẹ nảy sinh những sự thù hằn, đứa trẻ càng lớn càng trở nên oán giận.
Trong khi đó một số cha mẹ thì thường rất cưng chiều con cái, coi chúng như là báu vật trong tay. Đứa trẻ đã ơn 10 tuổi mà vẫn nuông chiều rất nhiều khiến đứa trẻ trở nên làm việc xấu không sợ hãi.
Một số cha mẹ có quan hệ với vợ chồng không tốt, thậm chí ly hôn. Hãy nhớ vợ chồng ly hôn thì con cái chính là người đau khổ nhất, chúng tổn thương và chịu nhiều tiêu cực.
Nhiều cha mẹ khác lại bận rộn làm việc, không có thời gian giám sát con. Cha mẹ đã chi tiền cho con cái của họ, nhưng không quan tâm đến sự phát triển của con. Một số cha mẹ không có hiếu với ông bà và thường lớn tiếng trách móc, cũng như xúi giục con cái không quan tâm ông bà, từ đó trẻ có thói quen bắt nạt người già.
Nhưng hãy nghĩ xem đến khi cha mẹ trở nên lớn tuổi thì con cái sẽ cư xử với mình ra sao, có phải chúng sẽ mang theo hành vi “bắt nạt người già” mà cư xử với cha mẹ hay không?
Ảnh hưởng của cha mẹ đối với con cái đã ăn sâu. Cần có những chuẩn mực trong việc yêu thương, dạy dỗ con cái. Là cha mẹ nên có trách nhiệm giáo dục con cái thật tốt.
Loại người thứ hai: ''Đứa con hoang đàng'' nhàn rỗi
Những người lười biếng không kiếm ra tiền, họ chỉ còn cách tiêu hết tiền ở nhà. Một gia đình chỉ cần có một đứa con hoang đàng, thì cả gia đình sẽ gặp xui xẻo.
Khi một người đến tuổi 40 mới sinh được cậu con trai. Có được con trai ở tuổi trung niên là cực kỳ đáng mừng. Những người hoang đàng cực kỳ dáng sợ. Đứa con hoang đàng của gia đình, dù tiêu tiền bừa bãi đều khiến gia đình bất hạnh.
Loại thứ ba: Những người quá tham lam
Một người cần có mục tiêu phân đấu, nhưng không được tham lam thái quá, không nên có những ích kỷ. Với gia đình chúng ta cần có sự nỗ lực, nếu ai đó tham lam thì sẽ tìm cách tiết kiệm tiền riêng, biến tài sản chung gia đình thành tài sản của chính mình.
Có những người khuyến khích gia đình cùng nhau đầu tư để làm những việc không chắc chắn, mong muốn gia tắng sự giáu có theo cấp số nhân. Kết quả là cả gia đình có thể cùng nhau trở thành nghèo khó vì đầu tư rủi ro, mù quáng.
Loại thứ tư: Thích con trai hơn con gái
Nhiều gia đình suy nghĩ con gái là con người ta, con gái sớm muộn gì cũng sẽ đi lấy chồng, chỉ có con trai là con của mình cho đến già. Nhưng chính điều này làm mất cân bằng của đứa trẻ. Đứa trẻ được nuông chiều có thể phạm sai lầm mà không sợ hãi khi ở nhà, làm những việc xấu bên ngoài xã hội, đứa trẻ bị bỏ rơi sẽ có xu hướng rời bỏ gia đình hoặc tìm cách trả thù người lớn.
Một số trẻ em bị bỏ rơi khi lớn lên không còn muốn về nhà nữa. Khi cha mẹ già đi, họ không sẵn sàng gánh vác trách nhiệm chu cấp, chăm sóc cho cha mẹ già, điều này khiến cha mẹ buồn lòng trong những năm tháng sau này.
Muốn gia đình hạnh phúc, mọi người cần biết bao dung, yêu thương lẫn nhau.
Tác giả: Truy Nguyệt
-
Cổ nhân dạy: "Phòng ngủ lớn, tài vận sa sút", cung vua phủ chúa bao la mà phòng ngủ cũng chỉ 10m2, tại sao?
-
Muốn nhìn thấu nhân phẩm của người bên cạnh, chỉ cần nhìn vào 1 trong 3 biểu hiện này là rõ nét nhất
-
Đời người đến tuổi trung niên đạt được 3 điều này thì cực kỳ viên mãn, cuộc đời đắt lắm, càng tham càng thâm
-
Dân gian có câu: Bất tham tam canh sắc, bất luyến nhất canh thực, bất động ngũ canh khí, có ý nghĩa là gì?
-
Vì sao về già răng rụng mà lưỡi vẫn còn?