1. Một gia đình mà cha mẹ yêu thương nhau
Thứ nhất là, trong một gia đình có cha mẹ yêu thương nhau thì con cái thường được nuôi dưỡng bằng tình yêu thương. Nhờ đó, trái tim trẻ trở nên mạnh mẽ và ấm áp hơn, tràn đầy tình yêu thương với mọi người, mọi vật xung quanh.
Những đứa trẻ ấy khi trở thành người lớn cũng có thể tiếp tục nhìn thế giới bằng ánh mắt nhân hậu. Vì vậy họ sẽ không quá buồn phiền, chịu tác động khi chứng kiến những mặt tiêu cực của xã hội.
Với tâm thái như vậy, những đứa trẻ lớn lên trong gia đình này rất dễ gặt hái những mối quan hệ tích cực. Các bé sẽ tự tin và rộng lượng, tin rằng mình xứng đáng được yêu thương, đồng thời cũng có đủ can đảm để san sẻ tình yêu dành cho người khác. Nhờ vậy, trong tương lai, trẻ có thể phát triển bản thân vững vàng, đạt được thành tựu lớn lao.
2. Một gia đình mà con cái và cha mẹ thấu hiểu lẫn nhau
Những đứa trẻ được dạy về sự thấu hiểu, biết đồng cảm với mọi người xung quanh thường có xu hướng thành công hơn trong tương lai.
Trong mỗi gia đình, luôn có không ít khó khăn và rắc rối mà phụ huynh phải đối mặt. Họ có nhiều áp lực bộn bề nên không tránh khỏi những phút giây gắt gỏng vô cớ. Nếu trẻ nhỏ không được dạy về sự thấu hiểu, sẻ chia thì rất khó có thể thông cảm cho cha mẹ.
Khi trẻ đã biết cách nhìn nhận vấn đề từ quan điểm của cha mẹ, biết đồng cảm với người khác thì bé sẽ học được cách đối nhân xử thế nhẹ nhàng, tinh tế trong tương lai. Đây là giá trị mà không phải ai cũng có thể đạt được, có thể mang lại nhiều lợi ích trên con đường phát triển về sau.
3. Gia đình dám cho trẻ khám phá
Trên thực tế, hầu hết các bậc cha mẹ châu Á luôn hy vọng sẽ bảo vệ con cái của mình trọn đời. Rất nhiều bậc ông bà, cha mẹ luôn ở sát bên cạnh con trẻ, không rời một bước để bảo vệ bé trước mọi nguy cơ bị tổn thương. Nhưng đôi khi, điều này vô tình cắt đứt cơ hội để trẻ được khám phá thế giới bên ngoài.
Để trẻ em được phát triển toàn diện, bé cần được tiếp xúc với những điều mới mẻ, chứ không chỉ quanh quẩn trong bốn góc tường. Càng nhìn thấy thế giới rộng lớn, trẻ càng được kích thích sự sáng tạo và lòng can đảm để thử thách chính mình.
Vì vậy đừng ngại khi để con mắc lỗi. Không phải bất cứ lúc nào cha mẹ cũng có thể là người bảo vệ con suốt cả cuộc đời. Do đó, thà để trẻ học cách tự nhận rõ sai lầm của bản thân, tự ý thức việc khắc phục sai lầm đó như thế nào từ sớm.
Bằng cách này, cha mẹ vẫn có thể dõi theo hoặc đồng hành cùng bước tiến của con, vừa kích thích con tự lập và phát triển hơn. Trong tương lai, khi bước chân vào xã hội, con cái sẽ không còn bỡ ngỡ, lạc lối.
Bên cạnh đó, đừng quên rằng, khuyến khích con khám phá không đồng nghĩa với việc nuông chiều sự nghịch ngợm, phá phách. Nếu quá bảo bọc con cái, đồng ý với mọi đòi hỏi, chấp nhận thái độ tiêu cực của con một cách dễ dàng thì trẻ sẽ bị “chiều hư”.
Không ông bố bà mẹ nào lại không muốn con mình lớn lên trong một tuổi thơ tràn đầy tình yêu và sự chăm sóc. Nhưng muốn trẻ có được một tương lai sáng lạn, phụ huynh cần phải biết chừng mực và điểm dừng của tình yêu. Đó mới là cách giáo dục con trẻ thích hợp nhất.
Hãy cho trẻ một khoảng không gian nhất định, thẳng thắn từ chối những đòi hỏi vô lý của trẻ, để trẻ biết điều gì nên làm và điều gì không nên làm. Đây là trách nhiệm mà cha mẹ buộc phải làm được, dù đôi khi quá trình này đòi hỏi một quyết định rất cứng rắn.
4. Cha mẹ tôn trọng con cái
Nhiều bậc cha mẹ vẫn cảm thấy khó khăn khi đặt mình ngang hàng với con cái, họ luôn coi mình là người lớn tuổi và yêu cầu con cái làm những việc theo ý mình. Điều này sẽ chỉ làm mất đi khả năng suy nghĩ độc lập và đưa ra quyết định của trẻ, khi bước vào một môi trường xa lạ, không có cha mẹ để nương tựa, chúng thường tỏ ra thu mình và sợ hãi.
Cha mẹ biết cách tôn trọng ý kiến và mong muốn của con cái có thể khiến con cái phát huy hết ưu thế và khả năng sáng tạo của bản thân, đồng thời nâng cao sự tự tin của trẻ. Ngay cả trong một môi trường xa lạ, chúng cũng có thể đối phó với mọi người và mọi thứ một cách dễ dàng mà không sợ hãi.
Tự tin là bí quyết thành công hàng đầu, cha mẹ nào cũng mong con mình thành đạt trong tương lai, nhưng tự tin chính là chìa khóa cho sự phát triển sau này của con. Trẻ tự tin có ý chí dũng cảm đối mặt với khó khăn, tự lập và năng động hơn, biết nắm bắt cơ hội trong cuộc sống, không thu mình lại hay nhận thất bại, cũng không sợ người khác chế giễu.
Vậy nuôi dạy như thế nào để trẻ trở nên tự tin?
1. Tôn trọng và tin tưởng con cái
Con người ai cũng có tính cách độc lập, cha mẹ phải biết tôn trọng lòng tự trọng của con cái, không lạnh lùng nhạo báng, công kích, chửi mắng. Khi con cái tự làm việc, cha mẹ phải động viên, giúp đỡ, quan tâm đúng mức để con cái trau dồi toàn diện lòng tự tin.
2. Thực hiện từng bước một
Kỳ vọng của cha mẹ đối với con cái của họ không nên quá cao. Tốt nhất nên thực hiện từng bước và thiết lập các mục tiêu phù hợp cho các nhóm tuổi khác nhau. Quá thấp hoặc quá cao đều không nên, thấp quá thì dễ trở nên kiêu căng, nhưng cũng không nên cao quá, một khi vượt quá giới hạn mà trẻ có thể đạt tới sẽ gây ra sự thất vọng và làm giảm bớt sự tự tin của trẻ.
3. Phát huy ưu điểm của trẻ
Mỗi người đều có điểm mạnh và điểm yếu, cha mẹ nên biết cách đánh giá cao tài năng của trẻ, đặc biệt khen ngợi và khẳng định điểm mạnh của trẻ để trẻ tự tin và không ngừng hoàn thiện bản thân. Sự công kích và phủ nhận một cách mù quáng sẽ chỉ khiến trẻ ngày càng trở nên tự ti hơn.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
Pha nước chấm muốn tỏi ớt nổi lên, vừa ngon vừa đẹp mắt chỉ cần cho thêm đúng 1 thứ vào
-
Giáo sư nổi tiếng chỉ 3 việc trẻ nên làm trước khi ngủ để trí não phát triển, nâng cao điểm số
-
Luộc gà đừng vội vàng đổ nước lạnh: Làm theo cách này gà vàng ươm, da giòn sần sật
-
Mách mẹ cách lựa chọn và bảo quản dâu tây ngon ngọt, thơm lừng, để cả tuần chẳng lo thâm nhũn
-
Sườn lợn kho với loại nước này ăn đưa cơm ai cũng thích