Cách đây ít lâu, cô bạn đồng nghiệp đã chia sẻ với tôi về những trải nghiệm của cô ấy: “Buổi sáng mùa đông mà không dậy sớm được, như vậy sẽ có rất nhiều việc bị dở dang”.
Vào giờ nghỉ trưa, cô ấy đã kể khổ với tôi: Buổi sáng, chuông báo thức reo lên, cô ấy liền tắt máy ngủ thêm 5 phút nữa. Khi bấm đến lần thứ 3 mới mang máng nhận ra sắp trễ giờ làm rồi, bèn mau chóng nửa mơ nửa tỉnh giật mình ngồi sậy, tay chân luống cuống rửa mặt thay quần áo, ngay cả kem dưỡng da cũng chưa kịp thoa đều đã vội vội vàng vàng chạy ra ngoài.
Con người ta càng tranh thủ thời gian, sẽ càng sốt ruột khi tất cả mọi thứ diễn ra không như ý: Thang máy đợi mòn cả con mắt mà vẫn chưa thấy đâu, lúc băng qua đèn đỏ đợi hoài đợi mãi mới thấy đèn đường chuyển sang màu xanh.
Cô ấy từ xa nhìn thấy chuyến xe bus đang chầm chậm vào bến, bèn vội vội vàng vàng chạy thục mạng về phía trước. Lúc này chiếc điện thoại nhét trong túi quần bị rơi ra, cô ấy cuống cuồng quay đầu lại nhặt. Lúc này nhìn lại thì ôi thôi, chuyến xe đã rời khỏi bến một đoạn rồi.
Cơn gió mùa đông lạnh thấu cả xương, cô ấy co ro đứng đó, chịu từng cơn từng cơn gió lạnh tạt vào người. Hơn 10 phút nữa trôi qua, cô cầm điện thoại ra xem giờ thì thấy màn hình đã bị vỡ mất rồi.
Xui xẻo vẫn còn chưa hết. Bởi cô đến muộn, toàn bộ tiền thưởng tháng đều bị hụt mất, bữa sáng còn chưa kịp ăn, khắp người tâm trạng ủ rũ đi vào văn phòng làm việc, cả khối công việc bày ngay trước mặt.
Cô ấy tự trách nói, giá như mình chịu khó dậy sớm hơn một chút, thì cả ngày hôm nay đã không bị tổn thất nặng nề về kinh tế lẫn tinh thần như vậy rồi.
Trải nghiệm này đã cho mang đến cho cô một bài học sâu sắc: Ham ngủ thêm vài phút, hỏng mất cả một ngày!
Đối với rất nhiều người thành đạt thì nghịch lý thay...thời gian sáng sớm là thời gian bận rộn nhất trong ngày. Các bài nghiên cứu gần đây về việc con người tận dụng thời gian của mình như thế nào đã chỉ ra rằng những người thành đạt chính là minh chứng sống dạy bạn làm thế nào để tận dụng khoảng thời gian sáng sớm.
Quỹ giấc ngủ quốc gia của Mỹ cũng đã từng đưa ra kết quả của một cuộc điều tra giấc ngủ như sau: trong ngày làm việc thì những người trong độ tuổi từ 30 đến 50 nói rằng họ thường thức giấc vào lúc 5:59 A.M, còn những người từ 46 đến 64 tuổi thì sẽ tỉnh giấc vào lúc 5:57 A.M.
Trên thực thế chúng ra thường bắt đầu làm việc vào lúc 8 hoặc 9 giờ sáng và đều lãng phí thời gian khoảng 2 đến 3 tiếng buổi sáng sớm vào những việc vụn vặt vô nghĩa.
Ví dụ như thức dậy từ lúc 6 đến 7 giờ nhưng lại chỉ nằm ì trên giường xem điện thoại lướt web, Facebook…Thậm chí có những người sát nút giờ làm mới lồm cồm bò ra khỏi giường rồi uể oải bước ra khỏi nhà đến nơi làm việc.
Vậy tại sao chúng ta lại không thay đổi một chút cách sắp xếp thời gian buổi sáng của mình để nó có thể hiệu quả hơn, thoải mái hơn?
CEO James Citrin, giám đốc cao cấp của công ty Spencer Stuart, đã từng hỏi những nhân viên quản lý cao cấp của các doanh nghiệp mà ông ngưỡng mộ rằng họ sắp xếp và quản lý thời gian sáng sớm của mình như thế nào. Ông đã gửi đi 20 bức thư điện tử và nhận được thư trả lời từ 18 người và trong đó người dậy muộn nhất thường là vào lúc 6:00 A.M.
Steven Reinemund, cựu CEO tập đoàn Pepsi thường thức dậy vào lúc 5:00 A.M và đều đặn chạy thể dục trên máy chạy bộ khoảng 6.4 km mỗi ngày, thói quen này đã được ông duy trì mấy chục năm liền. Ông nói rằng ông không bao giờ ở trong những khách sạn mà không có máy chạy bộ.
Mặc dù những thói quen vào sáng sớm của từng người là khác nhau nhưng động cơ thì lại giống nhau. Với những người thành công thì khoảng thời gian sáng sớm chính là khoảng thời gian lý tưởng nhất để họ có thể xử lý các công việc quan trọng bởi đây là khoảng thời gian tinh thần minh mẫn và không có ai quấy rầy họ nhất.
Tác giả: Minh Ngọc