Bức tâm thư của tiến sĩ 32 tuổi đang trên đỉnh cao sự nghiệp đột ngột qua đời thức tỉnh hàng triệu người
Cô Vu Quyên là một tiến sĩ du học xuất sắc ở hải ngoại, sau khi trở về Trung Quốc, cô đảm nhiện vị trí quan trọng tại trường đại học Phục Đán danh tiếng. Tháng 12 năm 2009 cô bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, ngày 19/4/2011 cô đã ra đi mãi mãi ở tuổi 32 tuổi. Trong thời gian mang bệnh, cô đã viết lại “tâm thư bệnh ung thư” và đăng tải lên trang mạng xã hội thu hút sự chú ý của hàng triệu người.
“Sức khỏe thực sự rất quan trọng. Vào thời khắc giữa sự sống và cái chết, bạn sẽ phát hiện rằng, bất kỳ sự làm thêm giờ nào đều khiến bản thân bạn thêm áp lực. Những nhu cầu thiết yếu như mua nhà, mua xe đều trở thành những thứ phù phiếm như áng mây trôi. Nếu như bạn có thời gian, hãy cố gắng dành thời gian của mình ở bên lũ trẻ, đem tiền mua xe gửi tặng ba mẹ để họ có thể mua được những thứ cần thiết. Đừng nhất định ép mình phải mua nhà đẹp, chỉ cần có thể ở bên những người bạn yêu quý, đó chính là ngôi nhà ấm áp và đẹp đẽ nhất của bạn.”
Trước tiên, tôi không phải bị bệnh di truyền;
Thứ hai, thể chất của tốt rất tốt;
Thứ ba, tôi vừa sinh con và mới chỉ cho bé bú trong 1 năm;
Thứ tư, các bệnh nhân mắc bệnh ung thư vú đều ở độ tuổi trên 45, tôi chỉ có 31 tuổi. Vậy vì lý do gì?
Không đi ngủ trước 12h đêm
Suốt 10 năm nay tôi có một thói quen là đi ngủ muộn. Thực tế, ngủ muộn ở độ tuổi của tôi không phải là một việc gì đó quá lớn. Những người tôi quen biết đều là những người ngủ muộn, nhưng tôi phải nói rằng việc thức khuya như vậy thực sự rất không tốt.
Nhìn lại 10 năm nay, kể từ khi phải tắt đèn sớm khi còn là sinh viên ở ký túc xá ở đại học. Thực ra, lúc đó tôi thường xuyên thức khuya, về cơ bản tôi đã không hề đi ngủ trước 12h đêm. Tôi học tập, tham gia các bài kiểm tra GRE, TOEFL, nghiên cứu sinh cùng nhiều bài thi khác khiến tôi luôn tìm cho mình một lý do chính đáng. Đồng thời tôi cũng dành nhiều thời gian để trò chuyện trên mạng, ăn đêm, hát karaoke cùng nhóm bạn, thông thường ngủ sớm cũng là vào lúc 1h đêm.
Sau đó, tôi đã bị mắc bệnh ung thư, tôi bắt đầu nghiên cứu y học cổ truyền Trung Quốc hay đọc những sách như Hoàng Đế Nội Kinh v.v.. Tôi biết rằng tầm quan trọng của việc ngủ đúng giấc: từ 11h đêm cho đến 1h sáng là khoảng thời gian tốt nhất. Bởi vì trong khoảng thời gian này một số cơ quan cơ thể đóng một vai trò quan trọng.
Gan của tôi sau khi làm qua các xét nghiệm có chỉ số rất cao, nhưng trước đó tôi không hề có triệu chứng gì của bệnh gan. Tôi rất ngạc nhiên và rất nhanh hiểu được lý do tại sao chức năng gan của tôi nhanh chóng có vấn đề như vậy. Bởi vì chức năng gan kém không thể tiếp tục quá trình hóa trị. Cùng với lời giải thích của bác sĩ, từ 11 giờ đêm tới 3 giờ sáng là khoảng thời gian hoạt động mạnh nhất của gan, cũng là thời gian thải độc tốt nhất của gan. Nếu chức năng gan không được nghỉ ngơi, nó sẽ gây ra lưu thông máu không đủ ở gan, rất khó để các tế bào gan hồi phục dẫn đến sự suy giảm và làm trầm trọng thêm. Có lẽ cách nói “thường xuyên thức khuya lâu dài cũng đồng nghĩa như việc tự sát” không phải là quá phóng đại.
Sau khi mắc bệnh tôi đã nghĩ rằng, chúng ta nên chú ý nhiều hơn trong khoảng thời gian có thể kiểm soát được. Bạn có thể đi ngủ sớm và đối đãi với cơ thể mình thật tốt. Tất cả những thứ giải trí như xem phim, tụ tập hát karaoke,..hãy thử nghĩ đó chỉ là sự khoái lạc tức thời, sau đó có còn gì không? Điều hết sức thực tại đó chính là cần phải xét đến sức khỏe của bạn.
Tác hại của việc thức khuya
Bệnh tim mạch
Ngủ quá muộn vào ban đêm có thể làm đảo lộn nhịp sinh học, thậm chí gây mất ngủ. Khi bạn có ít thời gian để nghỉ ngơi, nó sẽ gây áp lực lên tim, dẫn đến ngừng tim và đột quỵ.
Bệnh tiểu đường
Ngủ muộn phá hỏng sự cân bằng nội tiết tố của cơ thể. Điều đó khiến bạn không dung nạp được glucose bằng lượng insulin, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Nhức đầu
Mỗi khi bạn ngủ muộn, bạn sẽ có cảm giác choáng váng vào sáng hôm sau do bộ não đã bị chấn thương nhỏ. Thông thường bộ não được trang bị để đối phó với những cú sốc nhỏ như thức khuya, nhưng trong khoảng thời gian dài, nó sẽ dẫn đến tổn thương não, gây nhức, đau đầu. Thậm chí, điều này còn ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương, làm suy yếu khả năng phản xạ tự nhiên của cơ thể.
Lão hóa nhanh
Ban đêm là thời điểm làn da tái tạo lại tế bào nhanh hơn so với ban ngày. Vì vậy, việc ngủ quá muộn sẽ làm cho hoạt động điều tiết tế bào da thất thường, ảnh hưởng đến chức năng của tế bào biểu bì, từ đó đẩy nhanh quá trình lão hóa da, xuất hiện các nếp nhăn, xỉn màu.
Tác giả: Ngọc Lê
-
Sai lầm chết người khi ăn trứng vịt lộn không biết để tránh hối chẳng kịp
-
Ăn trứng vịt lộn kiểu này tốt hơn ngàn lần dùng nhân sâm
-
Chỉ mặt những thực phẩm ăn vào chỉ khiến thận hư nhưng rất nhiều người chuộng
-
Dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày giai đoạn đầu chuẩn nhất bạn không thể bỏ qua
-
Chỉ mặt thói quen hàng đầu khiến ung thư gan ở Việt Nam tăng vọt quá nhiều người mắc