Khi nói đến Ấn Độ, nhiều người sẽ nghĩ đây là quốc gia còn khá phong kiến, đặc biệt là địa vị xã hội của phụ nữ ở đất nước này có thể nói là cực kỳ thấp. Thế nhưng văn minh Ấn Độ vẫn có nhiều điểm đáng để tán thưởng. Ấn Độ cũng là một trong những cội nguồn văn minh nhân loại.
Tại Ấn Độ có lăng Taj Mahal là một công trình kiến trúc độc đáo khiến nhiều người ca ngợi, tán thưởng. Mặc dù được xây dựng từ cách đây hàng trăm năm nhưng lăng Taj Mahal vẫn giữ được vẻ tráng lệ xa hoa. Đằng sau lăng mộ xa hoa này có còn một câu chuyên tình yêu vừa đẹp đẽ vừa bi thương giữa hoàng đế Shāh Jahān và hoàng hậu của ông là Mumtaz Mahal.
Arjumand Banu là nữ chủ nhân của lăng mộ Taj Mahal, bà là hoàng hậu của triều đại Mughal hùng mạnh nhất trong lịch sử Ấn Độ. Sử sách ghi chép lại rằng, Banu là người Ba Tư, từ khi còn rất nhỏ đã theo gia đình tới Ấn Độ sinh sống. Cha của cô là một trọng thần của hoàng đế Jahangir thứ tư của vương triều Mughal, Jahangir vô cùng trọng dụng ông, vì thế sau này họ đã kết thành thông gia, con gái ông tức Banu đã kết hôn với Shāh Jahān. Banu vô cùng xinh đẹp, vốn dĩ người Ấn Độ đã có ngoại hình rất góc cạnh, sắc nét, thêm vào huyết thống Ba Tư của bà thì có thể biết rằng Banu là một người phụ nữ xinh đẹp nhường nào.
Shāh Jahān vô cùng thích Banu, là trữ vương, sau khi lấy Banu ông đã không muốn lấy thêm bất kỳ thê thiếp nào nữa. Năm 1628, Jahangir băng hà, Shāh Jahān kế thừa vương vị, trở thành đế vương đời thứ năm của vương triều Mughal. Suốt thời gian tại vị ông là vị hoàng đế xuất sắc, thường xuyên chinh chiến mở rộng bờ cõi. Vì quá yêu Banu nên mỗi khi ra ngoài đánh trận ông đều đem theo Banu bên mình. Không may trong một lần xuất chinh, Banu đã sinh khó và qua đời, điều này khiến Shāh Jahān vô cùng đau lòng, vì thế sau khi trở về ông đã bắt đầu xây dựng lăng mộ Taj Mahal cho bà.
Sau khi Banu qua đời, Shāh Jahān đã làm 2 việc cho bà, một là phế bỏ hậu cung, cả đời không lấy thêm thê thiếp, hai là xây dựng cho bà lăng mộ tráng lệ nhất thế giới. Năm 1633, lăng mộ bắt đầu được xây dựng, nguyên liệu xây dựng khi ấy đều được dùng các nguyên liệu quý giá, đắt đỏ. Năm 1653, lăng mộ được hoàn thành và Hoàng hậu Banu mãi mãi ngủ sâu trong ngôi mộ này. Sau này, khi Shāh Jahān qua đời, ông được hậu thế của mình an táng trong lăng Taj Mahal, ở bên cạnh Hoàng hậu Banu mãi mãi.
Lăng Taj Mahal được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Theo ước tính để hoàn thành lăng Taj Mahal, khoảng 20.000 người đã làm việc suốt ngày đêm trong hơn 2 thập kỷ. Nhiều người không biết lăng Taj Mahal không chỉ được xây dựng bằng đá cẩm thạch trắng. Vật liệu xây dựng chính của lăng Taj Mahal là đá cẩm thạch trắng được đưa tới từ Rajasthan. Các kiến trúc sư xây dựng kiệt tác kiến trúc này còn sử dụng đến 28 loại đá quý và bán quý. Chúng được khảm lên đá cẩm thạch tại lăng Taj Mahal. Nhiều nguyên vật liệu, đá quý có nguồn gốc từ nhiều quốc gia khác nhau. Trong đó, ngọc lam được đưa đến từ Tây Tạng… Trong khi ngọc bích được dùng trong quá trình xây dựng lăng Taj Mahal có nguồn gốc từ Trung Quốc. Để di chuyển các nguyên vật liệu nặng đến vị trí xây dựng lăng Taj Mahal, người Ấn Độ đã sử dụng hơn 1.000 con voi.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Có cả chục phi tần bồi táng Khang Hy vẫn nhất mực đòi chôn cùng 1 nam nhân, đó là ai?
-
Từ Hi thái hậu mỗi bữa phải dùng 100 món, hàng trăm người hầu: Nguyên do đằng sau khiến hậu thế phải "rùng mình"
-
Top 7 vị vua phong kiến Việt Nam nắm giữ những kỷ lục thú vị nhất
-
Mỹ nhân đào hoa 9 tuổi đã thành vương phi, 5 lần đổi chồng nhưng đều làm vợ vua
-
Hoàng hậu cuối cùng của Việt Nam: 3 lần giành giải Hoa hậu, ra điều kiện 'thách cưới' đặc biệt với nhà vua