Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh hở van động mạch chủ

( PHUNUTODAY ) - Là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến với người dùng. Vậy sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách phòng ngừa bệnh hở van động mạch chủ.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp phòng ngừa bệnh hở van động mạch chủ

Hở van động mạch chủ có thể được hạn chế nếu bạn:

Thường xuyên đến bệnh viện kiểm tra bằng siêu âm tim để theo dõi tình trạng bệnh cho dù bệnh vẫn chưa xuất hiện triệu chứng.

Nếu bạn có các khiếm khuyết bẩm sinh hoặc có tiền sử đã phẫu thuật, bạn phải uống thuốc kháng sinh (theo đơn được kê) trước khi thực hiện các quá trình phẫu thuật hoặc khám nha khoa.

Hở van động mạch chủ tiến triển âm thầm trong nhiều năm

Bệnh hở van động mạch chủ mạn tính thường tiến triển âm thầm trong nhiều năm mà không có biểu hiện gì. Bởi trong giai đoạn này, tim vẫn còn cơ chế tự bù trừ để chống lại các rối loạn. Chỉ đến khi chức năng thất trái bị suy giảm, tâm thất trái giãn nhiều, phân suất tống máu giảm, thì người bệnh mới bắt đầu xuất hiện triệu chứng.

Khi các triệu chứng đã xuất hiện, bệnh sẽ có khuynh hướng tiến triển khá nhanh. Ban đầu là biểu hiện mệt mỏi, khó thở khi gắng sức, sau đó dần xuất hiện khó thở khi nằm, cơn khó thở kịch phát về đêm, cảm giác đau thắt ngực và cuối cùng là các dấu hiệu của suy tim toàn bộ.

Trong trường hợp hở van động mạch chủ nặng và đã có triệu chứng, người bệnh dễ bị đột tử do các rối loạn nhịp tim liên quan đến phì đại và rối loạn chức năng thất trái.

 

Bệnh nhân hở van động mạch chủ vừa – nặng được điều trị nội khoa thường có tỷ lệ sống sau 5 năm là 75% và sau 10 năm là 50%. Tỷ lệ này sẽ tăng nếu họ được điều trị tích cực bằng thuốc, hay được chỉ định sớm thời điểm phẫu thuật hoặc cải tiến kỹ thuật mổ. Mặc dù thuốc có thể giúp cải thiện phần nào tiên lượng sống nhưng đó chỉ là giải pháp để trì hoãn thời gian mổ.

Điều trị hở van động mạch chủ ngay từ khi chưa có triệu chứng

Phân suất tống máu thất trái (EF) là thông số quan trọng nhất để xác định tỷ lệ sống còn ở người bệnh hở van động mạch chủ. Theo hiệp hội tim mạch New York, chỉ số EF ở người bình thường là trên 50%. Nếu chỉ số này của bạn thấp hơn, có nghĩa là chức năng thất trái đã có dấu hiệu bị suy giảm.

Đối với hở van động mạch chủ không nặng, phân suất tống máu của thất trái bình thường, buồng tim không giãn hoặc giãn rất ít, người bệnh cần được theo dõi hàng năm và đến khám ngay khi có triệu chứng. Siêu âm tim thường quy chỉ cần làm định kỳ 2 – 3 năm một lần.

Đối với hở van động mạch chủ vừa – nặng mạn tính, người bệnh phải được theo dõi thường xuyên nhằm phát hiện các triệu chứng, sự thay đổi về kích thước và chức năng của thất trái, từ đó có chỉ định thay van tim. Khoảng thời gian giữa các lần theo dõi sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh và chức năng thất trái. Sau lần khám đầu tiên khoảng 2 – 3 tháng, nên siêu âm tim Doppler để kiểm tra lại nhằm đảm bảo tiến triển của bệnh không quá nhanh.

Tác giả: Nguyễn Thúy Quỳnh