Những biểu hiện của bệnh sỏi niệu quản?

( PHUNUTODAY ) - Bệnh sỏi niệu quản có nguy hiểm không và khi bị mắc bệnh thường sẽ có những biểu hiện cụ thể nào,.. luôn là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Vậy, bạn đã biết gì về loại bệnh này?

Triệu chứng, biểu hiện của bệnh sỏi niệu quản

Các triệu chứng phổ biến của sỏi niệu quản là:

Đau nhiều ở một bên hông lưng;

Đau lan xuống bụng dưới và bẹn;

Cơn quặn từng cơn;

Đau khi tiểu tiện;

Nước tiểu màu đỏ, hồng hoặc nâu;

Nước tiểu đục và có mùi khó chịu;

Buồn nôn và ói mửa;

Mót tiểu;

Đi tiểu thường xuyên hơn so với bình thường;

Sốt và ớn lạnh nếu có nhiễm trùng;

Nước tiểu ít (bí tiểu).

Đau do sỏi thận có thể thay đổi (ví dụ như chuyển sang một vị trí khác hoặc tăng cường độ) khi viên sỏi di chuyển qua đường tiết niệu.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu có bất kỳ những vấn đề sau đây:

38.nhung-bieu-hien-cua-benh-soi-nieu-quan-phuntoday.vn
 

Đau quá nghiêm trọng mà bạn không thể ngồi yên hoặc tìm một tư thế giảm đau;

Đau kèm theo buồn nôn và ói mửa;

Đau kèm theo sốt và ớn lạnh;

Có máu trong nước tiểu;

Tiểu khó.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi niệu quản?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ đối với sỏi niệu quản, chẳng hạn như:

Bệnh sử gia đình hoặc cá nhân. Nếu một người nào đó trong gia đình bạn bị sỏi thận thì bạn có nhiều khả năng mắc sỏi thận. Nếu đã có một hay nhiều viên sỏi thận thì bạn có nguy cơ cao mắc thêm sỏi khác;

Mất nước. Không uống đủ nước mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận. Những người sống ở vùng khí hậu ấm áp và những người ra nhiều mồ hôi có thể có nguy cơ cao hơn những người khác;

Chế độ ăn uống. Chế độ ăn có chứa protein, natri và đường cao có thể làm tăng nguy cơ mắc một số loại sỏi thận, điều này đặc biệt đúng với chế độ ăn giàu natri. Quá nhiều natri trong bữa ăn sẽ làm tăng lượng canxi trong nước tiểu và làm tăng đáng kể nguy cơ bị sỏi thận;

Béo phì. Chỉ số khối cơ thể cao (BMI), kích thước vòng eo lớn và tăng cân có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận;

Các bệnh tiêu hóa và phẫu thuật. Phẫu thuật dạ dày, viêm ruột hoặc tiêu chảy mạn tính có thể gây ra những thay đổi trong quá trình tiêu hóa, ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi và nước, làm tăng nồng độ của các khoáng chất hình thành trong nước tiểu;

Các tình trạng y tế khác. Bệnh và tình trạng sức khỏe khác có thể làm tăng nguy cơ mắc  bệnh sỏi thận bao gồm nhiễm toan ống thận, chứng tiểu ra cystin, tình trạng cường giáp, một số loại thuốc và một số bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.

Sỏi niệu quản có nguy hiểm không?

Nhiều người thấy sỏi niệu quản nhỏ (chỉ từ vài mm đến 1cm) liền cho rằng nó không nguy hiểm bằng sỏi thận tuy nhiên thực tế thì mức độ nguy hại của sỏi niệu quản lớn hơn sỏi thận gấp nhiều lần. Chúng cần được phát hiện sớm và có biện pháp tán sỏikịp thời.

Sỏi niệu quản nhỏ nhưng có gai nhọn, khi di chuyển, cọ xát, va chạm vào đường niệu là nguyên nhân tạo ra những cơn đau sống lưng, đái ra máu, tiểu buốt, tiểu rát. Trường hợp xấu sỏi bị kẹt trong cuống đài thận làm tắc cuống đài thận, dần dần khiến thận dãn như 1 túi nước, đau quặn thắt.

Nhiễm trùng đường tiểu cũng thường xuyên diễn ra khi sỏi cọ xát vào đường niệu khiến chúng bị viêm, phù nề. Nhiễm trùng có thể dẫn đến suy thận, hoại tử đường tiểu, vỡ thận, vỡ bàng quang.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link