Ngày 14/1/2022, Bộ Y tế ban hành Công văn 238/BYT-KCB về hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động điều trị Covid-19.
Do hiện tại không có quy định, hướng dẫn nào mới về hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội với F0 nên người lao động từng mắc Covid-19 muốn hưởng chế độ ốm đau trong thời gian điều trị bệnh này cần chuẩn bị giấy tờ như quy định tại Luật Bảo hiềm xã hội 2014. Cụ thể:
- Người điều trị nội trú (đi viện): Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện.
- Người điều trị ngoái trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Sau khi chuẩn bị đủ, người lao động sẽ chuyển giấy tờ cho người sử dụng lao động để làm thủ tục hưởng chế độ.
F0 điều trị tại nhà có được hưởng chế độ ốm đau?
Theo quy định tại Điều 24, Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, khi bản thân gặp vấn đề về sức khỏe, người lao động tham gia BHXH sẽ được hưởng chế độ ốm đau nếu đáp ứng các điều kiện sau: Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc hoặc có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Vì vậy, người lao động đang đóng BHXH nếu không may thành F0 và điều trị tại nhà cũng có cơ hội được hưởng chế độ ốm đau nếu có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền.
Căn cứ Công văn 1492/KCB-PHCN&GĐ của Cục Quản lý khám, chữa bệnh, người lao động là F0 muốn hưởng chế độ ốm đau phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH theo mẫu quy định.
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH có thời hạn tối đa là 30 ngày, nếu người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ, người bệnh phải tiến hành tái khám để được xem xét.
Một số địa phương cũng đã có quy định hướng dẫn F0 điều trị tại nhà thủ tục hưởng chế độ ốm đau. Ví dụ, theo Công văn 9000/SYT-NVY của Sở Y tế TP.HCM, cơ sở có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH cho bệnh nhân F0 điều trị tại nhà bao gồm:
- Trung tâm y tế quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh; trạm y tế phường, xã, thị trấn chăm sóc và quản lý F0 tại nhà.
- Trường hợp trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại cộng đồng hỗ trợ chăm sóc F0 tại nhà: Bác sĩ được phân công trực tiếp chăm sóc F0 ký xác nhận vào vị trí "người hành nghề KB, CB", đơn vị chủ quản là trung tâm y tế cấp huyện chịu trách nhiệm ký đóng dấu vào giấy chứng nhận hoặc ủy quyền bằng văn bản cho trạm y tế phường, xã, thị trấn ký đóng dấu vào giấy này.
Bên cạnh việc ban hành Công văn 238/BYT-KCB, Bộ Y tế cũng đang nghiên cứu, đề xuất các nội dung chưa được quy định để báo cáo, đề xuất Chính phủ hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị Quyết để giải quyết các vướng mắc cho các F0 không có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Đóng BHXH 26 năm nghỉ hưu được hưởng lương bao nhiêu?
-
Vụ bé gái có dị vật ở đầu: Xác định nghi phạm chính là người tình của mẹ bé
-
Dự báo thời tiết ngày 19/1: Bắc Bộ trời rét đậm, Nam Bộ ngày nắng đêm và sáng trời lạnh
-
Việt Nam có 3 ca nhiễm biến thể Omicron trong cộng đồng đầu tiên
-
Thủ tướng yêu cầu xem xét mở cửa trường học trở lại