Lưu ý trong 3 ngày đầu sau tiêm
Trong vòng 3 ngày đầu sao tiêm chủng vắc xin phòng ngừa Covid-19, bạn phải luôn có người hỗ trợ bênh cạnh 24/24 giờ. Đồng thời bạn cũng tự theo dõi sức khỏe của bản thân. Nếu như thấy sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm thì tiếp tục theo dõi. Trường hợp vết tiêm sưng to thì nhanh chóng đi khám ngay.
Tuyệt đối không được tự ý bôi, chườm hay đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau.
Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ
Sau khi tiêm vắc xin bạn nên đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân đối và giàu năng lượng. Trong khẩu phần ăn hàng ngày nên có sự đa dạng, xen kẽ nguồn chất đạm từ động vật và thực vật như thịt, cá, trứng, sữa, đậu đỗ,… Tăng cường ăn vừng lạc, đậu đỗ, rau xanh và hoa quả chín. Một số thực phẩm nên ăn sau khi tiêm vắc xin gồm:
- Cá vì có đặc tính chống viêm và giúp tăng cường khả năng miễn dịch.
- Gà: có đặc tính chống viêm, là nguồn bổ sung protein tốt cho người bị tiểu đường và cao huyết áp. Nên ăn 2 – 3 lần/tuần sau tiêm.
- Trứng: chứa các axit amin thiết yếu giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Bệnh nhân tiểu đường sau khi tiêm vắc xin ngừa Covid-19 nên thêm trứng vào thực đơn của mình. Ngoài ra, trứng cũng cung cấp nguồn protein dồi dào.
- Các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: chúng đóng vai trò quan trọng trong đề kháng và miễn dịch cơ thể. Nếu thiếu làm giảm sức đề kháng và miễn dịch chống lại các virus, vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt là bổ sung vitamin A, vitamin C, vitamin D, vitamin E và chất khoáng như sắt, kẽm, selen,… Theo khuyến nghị, lượng rau xanh từ 200 – 300g/người/ngày, hoa quả chín 100 – 200g/người/ngày.
- Rau xanh: cung cấp chất dinh dưỡng, khoáng chất và các hợp chất phenolic. Đặc biệt rau cải xoăn, rau bina, bông cải xanh giúp chống lại kích ứng.
- Nghệ: giúp chống căng thẳng.
- Tỏi: giúp tăng cường khả năng miễn dịch và nuôi dưỡng các sinh vật cực nhỏ trong ruột.
- Gừng: giúp kiểm soát các bệnh liên tục như tăng huyết áp, bệnh mạch vành và nhiễm trùng phổi.
- Sô cô la đen: giúp cải thiện sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành, kích thích vị giác, nên được dùng khi có dấu hiệu buồn nôn sau khi tiêm chủng.
Ngoài ra, bạn không nên uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm chủng.
Liên hệ cấp cứu khi thấy một trong các dấu hiệu sau
- Ở miệng: thấy có cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi.
- Ở họng: có cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó.
- Về tim mạch: có dấu hiệu đau tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực kéo dài, ngất.
- Đường hô hấp: có dấu hiệu khó thở, thở rít, khò khè, tím tái.
- Ở da: thấy có phát ban hoặc nổi mẩn đỏ hoặc tím tái hoặc đỏ da hoặc chảy máu xuất huyết dưới da.
- Về thần kinh: có triệu chứng đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, li bì, ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật.
- Đường tiêu hóa: có dấu hiệu nôn, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy.
- Toàn thân: chóng, chóng mặt, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường; Đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn; Sốt cao liên tục trên 39 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt.
Đặc biệt sau tiêm chủng bạn cần thường xuyên đo thân nhiệt. Nếu sốt dưới 38,5 độ thì cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước. Không để cơ thể nhiễm lạnh và đo lại sau 30 phút.
Nếu sốt trên 38,5 độ C thì sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Trong vòng 2 tiếng nếu không cắt sốt thì thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Bác sĩ chỉ điểm khác biệt đầy kinh ngạc khi so sánh ảnh chụp phổi bệnh nhân Covid-19 đã tiêm và chưa tiêm vắcxin
-
Sau khi tiêm vắc xin Covid-19 nên ăn gì và kiêng gì để luôn khỏe mạnh?
-
Bộ Y tế: Các đối tượng từ đủ 18 tuổi được tiêm vắc xin Covid-19
-
Người dị ứng hải sản, trứng, thuốc có được tiêm vắc-xin nCoV không: BS nói cần phân biệt 4 mức độ
-
Tiêm vắc xin ngừa Covid-19 cần bao lâu mới phát huy tác dụng?