Bộ Y tế Israel cho biết 2 ca nhiễm chủng mới là sự kết hợp giữa 2 dòng phụ BA.1 và BA.2 của biến chủng Omicron. Cả 2 ca bệnh đều có dấu hiệu triệu chứng nhẹ như sốt, đau đầu và đau cơ nhẹ. Các quan chức Israel nói họ không quá lo lắng về biến chủng mới ở giai đoạn này nhưng sẽ theo dõi sát sao biến chủng mới.
Trung tâm Y tế Shamir – nơi giải trình tự 2 ca nhiễm chủng mới cho biết: "Điều quan trọng cần lưu ý là biến thể này chỉ được phát hiện thông qua giải trình tự sâu".
Bộ Y tế Israel xác nhận biến chủng mới này vẫn chưa được biết tới trên thế giới.
Hiện tại, biến chủng tàng hình của Omicron BA.2 đang là biến chủng phổ biến trên thế giới và lây lan với tốc độ rất nhanh.
Tại Anh, số ca nhiễm Covid-19 trong những tuần qua tăng đáng kể. Tại Đức, số ca mắc hằng ngày cao kỷ lục trên 250.000 người. Tại các quốc gia như Pháp, Thụy Sĩ, Italy và Hà Lan cũng chứng kiến các ca bệnh gia tăng trở lại do nới lỏng các biện pháp phòng chống Covid-19 và sự lây lan của nhánh BA.2.
Giới chuyên môn đang theo dõi chặt chẽ BA.2, được gọi là biến thể "tàng hình" vì không phân biệt được với Delta bằng các xét nghiệm PCR như chủng gốc BA .1 của Omciron.
Theo thống kê của WHO, sau hơn một tháng suy giảm, số ca nhiễm mới COVID-19 trên toàn cầu đã tăng 8% trong tuần trước. Đây là lần đầu tiên số ca nhiễm mới COVID-19 gia tăng kể từ cuối tháng 1.
Một số chuyên gia lo ngại châu Âu có thể đang phải đối mặt với một làn sóng COVID-19 mới, khi số ca bệnh ở Áo, Đức, Thụy Sĩ, Hà Lan và Anh bắt đầu gia tăng từ đầu tháng 3.
Theo WHO, nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng này là việc nhiều quốc gia bắt đầu dỡ bỏ các biện pháp phòng dịch, cùng lúc đó biến thể Omicron và dòng phụ BA.2 đang lây lan nhanh chóng, trong khi tỷ lệ tiêm chủng ở một số nơi còn thấp.
Tại cuộc họp báo, chuyên gia Maria Van Kerkhove của WHO nhận định BA.2 dường như là biến thể dễ lây truyền nhất tính đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, không có dấu hiệu nào cho thấy BA.2 có thể gây bệnh nặng hơn.
Antonella Viola, Giáo sư Miễn dịch học tại Đại học Padua của Ý, cho biết: “Tôi đồng ý với việc nới lỏng các hạn chế, bởi vì bạn không thể coi đây là trường hợp khẩn cấp sau khi chúng ta đã trải qua 2 năm đại dịch.
Nhưng chúng ta cũng không nên nghĩ rằng Covid-19 đã biến mất. Do đó, việc duy trì các biện pháp phòng dịch là cần thiết, ví dụ tiếp tục theo dõi số ca bệnh, duy trì đeo khẩu trang ở khu vực trong nhà hoặc những nơi đông người.”
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Làm sao để tạo nhiều kháng thể sau tiêm phòng vaccine COVID-19?
-
5 việc nên làm, 4 nhóm thực phẩm nên bồi bổ hậu Côvy: Nhanh hồi phục, ngừa biến chứng
-
F0 "chăm chăm" bổ sung vitamin C mà quên 1 thành phần quan trọng giúp giảm viêm, ngăn biến chứng nặng
-
Sự thật về việc biến chủng Omicron không lan xuống phổi: Chuyên gia giải đáp
-
Omicron nhiều biến chủng phụ, có nên lo tái nhiễm nhiều lần hay không: Bác sĩ Trương Hữu Khanh trả lời