Điều kiện để người lao động được rút bảo hiểm xã hội một lần năm 2024
Căn cứ khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và khoản 1 Điều 1 của Nghị quyết 93/2015/QH13 người lao động được rút bảo hiểm xã hội một lần năm 2024 thuộc một trong các trường hợp sau:
Sau một năm nghỉ việc/không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.
Các trường hợp được nhận ngay bảo hiểm xã hội một lần (không phải đợi một năm)
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
- Ra nước ngoài để định cư.
- Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
- Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
Nhiều sửa đổi quan trọng khác liên quan đến BHXH
Bên cạnh quy định về hưởng BHXH một lần, dự thảo Luật BHXH sửa đổi còn sửa đổi, bổ sung nhiều vấn đề quan trọng khác liên quan đến BHXH như:
- Bổ sung 05 nhóm tham gia BHXH bắt buộc gồm:
- Chủ hộ kinh doanh (có đăng ký kinh doanh);
- Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn Nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương;
- người lao động làm việc không trọn thời gian (người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt);
- Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố tương tự như đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
- Trường hợp không giao kết hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên phù hợp với Bộ luật Lao động 2019.
- Giảm thời gian đóng BHXH tối thiểu:
Theo đó, dự thảo Luật BHXH sửa đổi đã sửa đổi theo hướng quy định người lao động khi đủ tuổi nghỉ hưu mà có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên thì được hưởng lương hưu hằng tháng.
Hiện nay, căn cứ Điều 219 Bộ luật Lao động, người lao động muốn được hưởng lương hưu phải đóng bảo hiểm xã hội với số năm như sau:
- Người lao động làm cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách cấp xã: Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên.
- Người lao động khác: Đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên.
Các thông tin nêu trên được lấy từ dự thảo Luật BHXH sửa đổi và chưa có hiệu lực áp dụng.
Tác giả: Mộc
-
Tô phở giá gần 4 triệu đồng/bát, bán đắt nhất Việt Nam có gì bên trong?
-
Kể từ 2024 trở đi: Ai sẽ được quỹ BHYT chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh?
-
Năm 2023-2024: 4 trường hợp được hỗ trợ nhà ở tái định cư khi thu hồi đất
-
Kể từ nay: 10 loại công trình không cần xin giấy phép xây dựng, ai không biết là thiệt
-
Đất ở bao nhiêu năm thì người dân mới được cấp sổ đỏ?