Hiện nay, hầu như tất cả các ngôi nhà đều thiết kế và xây dựng theo kiểu khép kín để tiện lợi trong quá trình sử dụng cũng như tiết kiệm diện tích tối đa. Tuy vậy, phòng vệ sinh cho dù vệ sinh sạch sẽ đến đâu cũng có tiềm tàng những tác động rất lớn đến sức khoẻ con người. Liệu khi không sử dụng nhà vệ sinh, chúng ta nên đóng hay mở cửa?
Khi không sử dụng nhà vệ sinh, nên mở hay đóng cửa?
Môi trường gia đình có tác động rất lớn đến sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của con người. Trên thực tế, rất nhiều người đã mắc sai lầm khi sử dụng phòng tắm.
Hiện nay, có hai luồng ý kiến chính về việc nên mở hay đóng cửa. Một là đồng tình việc đóng cửa nhà tắm sau khi sử dụng lý do bởi mùi nhà tắm nặng có thể lan ra phòng khách và các nơi khác sẽ khiến cả nhà ám mùi.. Hai là không tán thành vì theo họ, khi mở cửa sẽ tạo ra sự thông thoáng và giữ cho phòng tắm luôn khô ráo.
Đối với hai luồng ý kiến này, mỗi ý đều có lý do riêng và đều có lý. Nhưng xét về tổng thể, cánh cửa phòng tắm tốt hơn là không mở sau khi sử dụng. Vì ngoài mùi, các vi khuẩn sinh sôi nhiều nhất chính là ở nhiều nơi trong phòng tắm. Khi cửa phòng này mở, những vi khuẩn này sẽ tự động trôi vào nhà, và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta. Vì vậy, cách tốt nhất là hãy mở cửa sổ, ô thoáng của phòng tắm để có thể thông gió ra bên ngoài khi không sử dụng.
Hệ thống thông gió không chỉ giúp giải quyết mùi hôi mà nó còn giúp phòng tắm luôn khô ráo và không cần lo lắng lũ vi khuẩn sẽ chạy đến mọi nơi trong nhà. Nhưng phòng tắm của một số nhà nếu không có cửa sổ ô thoáng thì chúng ta phải làm gì?
Đối phó với tình huống này, trước hết chúng ta cần bật quạt thông gió ở nhà. Chức năng của quạt hút là để giúp thông gió, sau khi không khí đã được lưu thông thì có thể khử được phần lớn mùi hôi ở trong phòng tắm, đồng thời sẽ lấy đi một số lượng lớn vi khuẩn sinh sôi.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải xả nước sạch sau khi đi vệ sinh xong. Chính phân và các chất bẩn khác là bẩn nhất và khiến cho vi khuẩn rất dễ sinh sôi nhất nên phải xử lý kịp thời. Cac vị trí như bồn rửa mặt, ống thoát sàn và các nơi khác thì bạn nên vệ sinh ít nhất mỗi tuần một lần, không nên để lâu ngày không được vệ sinh. Những nơi này rất dễ tích tụ nước, nếu lâu ngày chúng ta không vệ sinh sẽ sinh ra nhiều loại vi khuẩn khác nhau, lâu dần còn gây ra các hiện tượng ăn mòn cũng như các hiện tượng khác.
Một số mẹo nhỏ khử mùi hôi nhà vệ sinh
Sau khi thực hiện các biện pháp trên mà mùi hôi trong nhà tắm vẫn rất nặng thì hiện tượng này phải xử lý như thế nào? Bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau:
+ Chuẩn bị một lọ tinh chất balsamic (giấm), mở nắp và sau đó đặt ở góc phòng tắm. Nó vừa có tác dụng khử mùi hôi, vừa có tác dụng giúp xua đuổi côn trùng rất tốt.
+ Mua hai chậu cây đặt ở góc phòng tắm để thanh lọc không khí và hút ẩm.
+ Chuẩn bị một chai giấm trắng và đun nóng. Đổ giấm trắng vào cống thoát nước nhiều lần hoặc vào một số nơi phát sinh mùi trong phòng tắm.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Các cụ bảo: Trồng cây này trước cửa hút tiền hút bạc, cả nhà gặp may
-
4 vị trí đặt giường "tối kị", tránh ngay để kẻo tài lộc sức khỏe cứ thế trôi sạch
-
"4 điềm lành đến cửa, gia đình đón tin vui, tiền bạc đổ về, phước lành đang tới"
-
5 thiết bị điện không nên di chuyển nhiều kẻo làm ảnh hưởng đến tuổi thọ, nhất là cái đầu tiên
-
Vì sao ông bà xưa dặn không được thắp hương buổi tối?