Một là, những lời thiên vị, mang tính so sánh
Điều mà con cái quan tâm nhất là cha mẹ có yêu thương, quan tâm mình giống như các anh chị hay không. Cho dù trẻ con không nói ra, biểu hiện ngoài mặt cũng tỏ ra không quan tâm, nhưng trong lòng thì sẽ cực kỳ để ý. Thế nên, trong mọi trường hợp, đặc biệt khi bạn già đi, không nên thể hiện sự thiên vị trong lời nói.
Bạn phải suy nghĩ về tương lai của con bạn, cũng như cân nhắc về tình cảm giữa các con trong suốt quãng đời còn lại của chúng.
Về lâu dài, nếu cha mẹ thể hiện ưu ái, thiên vị một người nào đó thì tình cảm gia đình sẽ trở thành bi kịch.
Dù ở hiện tại hay tương lai thì các anh chị em trong nhà lúc nào có sự so sánh, đố kỵ về những thiên vị mà cha mẹ dành cho đối phương. Cuối cùng thì mâu thuẫn này dẫn tới xích mích, rạn nứt tình cảm gia đình.
Là cha mẹ, là người trưởng thành thì bạn nên cân nhắc kỹ trước khi hành động. Suy nghĩ kỹ trước khi nói ra.
Thứ hai, những điều không hài lòng về bạn đời của mình
Sống bên nhau mấy chục năm cuộc đời thì chắc chắn sẽ có không ít điều mâu thuẫn, xích mích giữa hai vợ chồng. Nhưng càng về già thì bạn càng không nên tỏ thái độ không hài lòng về nửa kia.
Tốt nhất là hãy giữ điều đó ở trong lòng, đừng chia sẻ với con cái. Việc phàn nàn chẳng hề giải quyết được vấn đề mà còn gây ảnh hưởng không tốt tới tình cảm gia đình.
Nếu bạn đời biết, mối quan hệ vợ chồng không thể tránh khỏi tổn thương. Nếu con cái biết, chúng có thể sinh ra những suy nghĩ tiêu cực, không hay về các mối quan hệ lâu dài, đánh mất cân bằng cảm xúc. Khi cha mẹ mâu thuẫn, dù con cái đứng về phía ai cũng sẽ làm tổn thương tinh thần của cả hai.
Thế nên ở tuổi trung niên, hãy học cách giải tỏa cảm xúc của mình. Khi xuất hiện vấn đề giữa hai bên, bạn có thể khéo léo tìm một cách nào đó để làm cho đối tác, thay đổi dần dần mà không làm tổn thương cảm xúc của ai cả.
Thứ ba, oán giận thế hệ trước
Nhiều người có thói quen thích phàn nàn và đổ lỗi. Họ cho rằng cha mẹ không sinh ra mình vào thời điểm nào tốt hơn, cho mình điều kiện sống tốt hơn.
Những người có EQ thấp thì luôn nói với con cháu về những sai trái mà cha mẹ mình đã làm với mình bằng ngôn ngữ oán giận, cảm xúc công kích.
Nếu bạn thường xuyên nói cho con bạn nghe về sự không hài lòng với thế hệ trước của mình, điều đó đồng nghĩa với việc bạn đang nuôi dạy đứa trẻ bất hiếu.
Thói quen phàn nàn, đổ lỗi cho đấng sinh thành được chính bạn gieo vào đầu trẻ con. Khi lớn lên chúng sẽ không học cách biết ơn, yêu thương cha mẹ mà chỉ oán giận thế hệ trước mà thôi.
Tác giả: Truy Nguyệt
-
Người hay nói 3 câu này, quan hệ tốt đến mấy cũng đừng kết thân
-
Người thường xuyên nói 3 lời này, cố gắng mấy cũng chẳng thể giàu, 3 đời nghèo mạt kiếp
-
Các cụ dặn: "Giường không rời bảy, quan tài không rời tám, bàn không rời chín", ý nghĩa thực sự là gì?
-
3 điều người xấu bụng, ích kỷ cực kỳ thích hỏi han, hãy cẩn thận khi chơi thân với họ
-
Các cụ dạy: "4 việc tuyệt đối không phạm", phạm một lần, hối hận một đời