Cổ nhân dạy, "Qua 50, nghèo không quản hai chuyện, giàu không quản hai loại người": Ý nghĩa thật sự là gì?

22:06, Thứ bảy 19/11/2022

( PHUNUTODAY ) - Khi đến tuổi 50 những chuyện nào nên làm, chuyện nào không nên làm, trong lòng ắt có chuẩn mực như lời cổ nhân đã nói, "Con người qua 50 tuổi, nghèo không quản hai chuyện, giàu không quản hai loại người".

Khi đến tuổi 50 , mỗi người sẽ già đi theo những cách khác nhau. Con người đã trải qua mọi đắng cay, ngọt bùi, nhìn thấu muôn mặt cuộc sống. Đến độ tuổi này, những chuyện nào nên làm, chuyện nào không nên làm, trong lòng ắt có chuẩn mực. Như lời cổ nhân đã nói: "Con người qua 50 tuổi, nghèo không quản hai chuyện, giàu không quản hai loại người".

co-nhan-dan-qua-50-ngheo-khong-qaun-2-chuyen-giau-mac-ke-2-nguoi-do-la-gi_2

1. "Qua 50, nghèo không quản hai chuyện"

Chuyện thứ nhất không nên quản đó là hạn chế dùng quan niệm và tư tưởng của thế hệ trước giáo dục các cháu, thế hệ đi sau.

Xã hội luôn luôn vận động và thay đổi, bất luận là về mặt tư tưởng hay khoa học kĩ thuật đều rất khác biệt so với quá khứ. Người già đôi khi rất khó có thể hòa nhập vào, thậm chí có những người không thể tiếp nhận được một vài tư tưởng và cách làm của thời hiện đại. Các kiến thức mà ông bà dạy cho con cháu có thể không theo kịp được trào lưu thời đại. Vì vậy, bước vào tuổi này rồi, trong lòng nên hiểu ra, giúp đỡ con cháu về mặt cuộc sống thì được, nhưng dùng quan niệm và tư tưởng của mình đi giáo dục con cái thì đã không còn thích hợp nữa.

co-nhan-dan-qua-50-ngheo-khong-qaun-2-chuyen-giau-mac-ke-2-nguoi-do-la-gi_3

Chuyện thứ hai đó là những chuyện vượt ngoài khả năng của bản thân, có thể giúp hãy giúp, không giúp được không cần miễn cưỡng.

Sống nửa đời người, con người cũng nghiệm ra nhiều điều không thể cưỡng cầu. Người trung niên khi gặp phải chuyện gì, trước tiên hãy suy xét tới khả năng của bản thân, việc vượt ra ngoài khả năng của mình thì hãy suy xét thật kĩ lưỡng. Tuổi này là tuổi yên ổn, tuổi tận hưởng cuộc sống, vì vậy, ít tự tìm phiền phức cho mình lại.

2. "Qua 50, giàu không quản hai loại người"

Một là loại người không biết cảm ơn

Lòng biết ơn là một trong những giá trị phổ quát của đạo đức nhân loại. Cách nay hơn 2.000 năm, Marcus Tullius Cicero, một trong những triết gia và nhà hùng biện trứ danh thời La Mã cổ đại từng khẳng định: “Lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác của con người”.

Tuy nhiên, xã hội này vẫn luôn tồn tại những người không biết thế nào là "biết ơn", không biết báo đáp người khác, chỉ biết "nhận lại", thậm chí đối xử với chính cha mẹ ruột cũng như vậy.

Có lẽ vì bạn có tiền nên mới được tiếp cận, được nịnh nọt, được đối đãi tử tế, nhưng ngay sau khi đạt được mục đích của mình, họ sẽ lập tức phủi mông quay ngoắt đi mà không thèm nhìn lại. Lúc còn trẻ chưa hiểu sự đời, ngây ngô cả tin, nhưng sống nửa đời người rồi phải nhìn rõ được thế sự, nhìn thấu lòng người. Ở cái độ tuổi trung niên, con người biết ai là người nên và không nên gần. Những người vong ơn bội nghĩa chính là loại người đầu tiên nằm trong danh sách cần loại bỏ.

co-nhan-dan-qua-50-ngheo-khong-qaun-2-chuyen-giau-mac-ke-2-nguoi-do-la-gi_4

Loại thứ hai là người chỉ biết tới cái lợi trước mắt

Nhiều người sống thực dụng, ích kỷ, chỉ biết lợi trước mắt, lấy lợi ích làm trung tâm. Một khi cảm thấy bạn không bằng người khác, họ sẽ ngay lập tức bỏ bạn mà quay sang cậy nhờ người có năng lực hơn, rất hiếm có ai để hai chữ "giao tình" vào trong tâm, trong mắt chỉ có duy nhất hai chữ "lợi ích".

Sống nửa đời người, hãy kết giao với những người thực sự đồng điệu với mình về mặt tinh thần, đồng thời yêu thương trân trọng những người thân yêu trong gia đình hơn, sống đơn giản cho tâm thanh thản. Cuộc sống sẽ nhẹ nhàng, an nhiên.

chia sẻ bài viết
Theo:  xevathethao.vn copy link
Tác giả: Vũ Thêm