Cổ nhân dạy, "Trước nhà không có ao, sau nhà không cửa sổ": 2 đại kỵ phong thủy con cháu nhớ làm theo

( PHUNUTODAY ) - Người xưa truyền dạy kinh nghiệm xây dựng nhà cửa: “Trước nhà không có ao, sau nhà không cửa sổ” đại kỵ trong phong thủy có thể liên quan đến vận hạn và tính mạng con người.

Người xưa truyền dạy kinh nghiệm xây dựng nhà cửa: “Trước nhà không có ao, sau nhà không cửa sổ” vẫn còn giá trị to lớn đến ngày nay. Những đặc điểm này không chỉ là điều đại kỵ trong phong thủy mà còn có thể liên quan đến vận hạn và tính mạng con người.

Thứ nhất, trước nhà không có ao

Câu này được hiểu đơn giản là ở trước cửa nhà không nên có ao. Câu nói này tương tự với câu “Đào ao trước cửa, tan cửa nát nhà”. Điều này cho thấy, người xưa kiêng đào ao trước cửa nhà. Họ quan niệm, ao trước cửa nhà sẽ không hợp phong thủy, không tốt cho vận hạn của gia đình.

CO-NHAN-DAY-TRUOC-NHA-KHONG-CO-AO-SAU-NHA-KHONG-CO-CUA-SO_1

Tuy nhiên, người xưa vốn chú trọng đến phong thủy làm nhà, ưu tiên việc gần núi liền sông. Vậy quan niệm này có điểm nào mâu thuẫn so với quan điểm trên hay không? Thực tế, theo quan niệm phong thủy của người xưa, người ta tin rằng núi quyết định vận số còn nước quyết định tài lộc. Trong đó, nước là biểu tượng cho sự giàu có. Tuy nhiên, nước trước nhà tốt chỉ khi đó là nước của những con sông tự nhiên. Còn nước sinh hoạt và nước ở ao hồ bị coi là nước tù đọng.

Nước ở ao là nước tù đọng nên sẽ tồn tại nhiều nhược điểm. Điển hình như khả năng tự lọc hạn chế, dễ sinh sôi vi khuẩn, ruồi muỗi. Chưa kể, nếu người dân đi qua đi lại sinh hoạt hàng ngày chỉ cần sơ sảy một chút cũng có thể rơi xuống ao, nếu là trẻ con có thể dẫn tới thương vong. Điều đó thực sự không tốt cho sức khoẻ và tâm trạng của các thành viên trong gia đình.

Hơn nữa, trong phong thủy, người ta thường chọn nơi “tụ thủy” để xây nhà bởi địa chất nơi này sẽ ổn định hơn. Nếu là ao hồ, địa hình sẽ không có nhiều chênh lệch, hơi ẩm dễ ngấm vào đất khiến nền nhà bị ẩm thấp và không được ổn định. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tuổi thọ của ngôi nhà cũng như thể chất, tinh thần của những người sinh sống tại đây.

CO-NHAN-DAY-TRUOC-NHA-KHONG-CO-AO-SAU-NHA-KHONG-CO-CUA-SO_3

Thứ hai, sau nhà không có cửa sổ

Câu này hiểu đơn giản rằng, khi bố trí, xây dựng không nên để cửa sổ ở phía sau ngôi nhà. Quan niệm này được người xưa đúc rút ra bởi 2 lý do chính.

Đầu tiên đó là, cửa sổ phía sau sẽ khiến gió độc lùa vào trong nhà. Thực tế, hầu hết các ngôi nhà của người xưa đều quay mặt về hướng Nam hoặc là tọa ở Tây Bắc và quay mặt về hướng Đông Nam. Do đó, bức tường ở phía sau ngôi nhà sẽ hứng hết gió lạnh Tây Bắc vào mùa đông, gió này khiến ngôi nhà lạnh lẽo, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Hơn nữa, thời xưa có mặt bằng xây dựng không cao, cửa sổ cũng không kín gió. Vì thế, nếu mở cửa sổ ở phía sau nhà, tường sẽ không cản được gió lạnh, ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe và tính mạng của những thành viên trong gia đình.

CO-NHAN-DAY-TRUOC-NHA-KHONG-CO-AO-SAU-NHA-KHONG-CO-CUA-SO_5

Lý do tiếp theo đó là, cửa sổ ở phía sau nhà thường không an toàn. Đặc biệt ở thời cổ đại, an ninh chưa được đảm bảo, nếu mở cửa sổ phía sau sẽ rất dễ bị kẻ xấu nhòm ngó. Người xưa còn có câu “vách tường có tai”, nếu đặt cửa sổ ở sau nhà không có lợi cho việc bảo vệ đời tư cá nhân, dẫn đến nhiều tai tiếng không đáng có. Ngày nay, việc xây dựng đã cải tiến đạt đến trình độ tốt hơn nhiều. Việc mở cửa sổ của ngôi nhà là điều cần thiết để cho không gian sống thoáng đãng, sạch sẽ và lấy được nhiều ánh sáng tự nhiên hơn.

Theo:  xevathethao.vn copy link