Người ra đi cuối cùng sẽ bị giày vò bởi sự cô độc
Ở tuổi già, con người có ba thứ: nhà, vốn liếng và người bạn già.
Ngôi nhà, đáp ứng nhu cầu nhà ở để dưỡng lão, vốn liếng, đáp ứng nhu cầu vật chất cơ bản để sinh tồn. Người bạn già, đáp ứng nhu cầu đồng hành trong thế giới tinh thần.
Lúc còn trẻ, chúng ta có thể chưa hiểu được tầm quan trọng của hai chữ đồng hành. Nhưng năm tháng cuối đời, khi chỉ có người bạn già bên cạnh, chúng ta mới có thể nhận ra hai chữ đồng hành là trân quý nhất.
Con cái, liệu chúng ta có ở lại với cha mẹ mãi được không?Có đứa rời quê đi làm công ở nơi xa xứ, có đứa thì cần phụ giúp gia đình nhỏ, có đứa cần vào Nam ra Bắc, làm sao có thời gian, tiền bạc, sức lực để đi cùng cha mẹ?
Khi người bạn già rời bỏ đi, người còn lại về cơ bản sẽ cảm thấy cô đơn tột độ. Loại cô độc này sẽ phá hủy tâm lý phòng thủ của một người già trong một khoảng thời gian ngắn.
Chúng ta có thể thấy đa số người già khi mất vợ hay chồng thì tương đối sa sút về mặt tình thân, trình độ tương đối thấp, họ rơi vào trạng thái choáng váng, bối rối, mất đi sức sống.
Người ra đi cuối cùng có khả năng bị con cái “bỏ rơi”
Cặp vợ chồng vẫn còn sống và những đứa trẻ sẽ không làm điều gì khác thường. Bởi sự hợp lực của cả hai vợ chồng cũng đủ để kiểm soát, cân bằng hoàn cảnh gia đình, nên con cái chỉ có thể giữ được tấm lòng kính trọng.
Khi một bên rời đi, bên còn lại sẽ ở lại một mình và không dễ dàng tự nuôi sống được bản thân. Đó chính là đạo lý “một chiếc đũa rất dễ gãy” .
Có 3 lý do khiến con cái bỏ rơi cha mẹ
Đầu tiên là cha mẹ già ở một mình, không đủ sức để kiểm soát, cân bằng các mối quan hệ trong gia đình, thứ hai, quan hệ với cha mẹ già không tốt. Thứ ba là cha mẹ già nằm liệt giường, bọn nhỏ không có tiền bạc hoặc sức lực để chăm sóc cha/mẹ già.
Người ra đi cuối cùng chưa chắc đã là người hạnh phúc nhất. Họ sẽ phải chịu đựng những vòng đau khổ của con người, những mối quan hệ của con người.
''Rủi ro'' mà người ra đi cuối cùng phải đối mặt là rất cao
Lựa chọn kết hôn những năm đầu không chỉ để đồng hành cùng nhau mà còn để chăm sóc cho nhau. Nếu một người bị bệnh, người kia có thể chăm sóc họ. Khả năng chống lại rủi ro của hai người chắc chắn là mạnh hơn một người.
Trước đây khi bị ốm đau, có người bạn già tới chăm sóc mình. Giờ đây người bạn già không còn nữa, không những không có ai làm bạn cùng, mà còn có nguy cơ bị “bỏ rơi”. Một khi bị bệnh, thực sự chỉ có thể nằm ở trong nhà chờ chết.
Khi bạn còn trẻ, con cái của bạn có thể quan trọng hơn người bạn đời, khi bạn trung niên, gia đình bạn có thể quan trọng hơn bạn đời, khi về già, chính người bạn đời mới là quan trọng nhất. Nửa đời còn lại không chỉ đóng vai trò đồng hành mà còn chăm sóc lẫn nhau.
Nửa còn lại không chỉ đóng vai trò đồng hành mà còn chăm sóc lẫn nhau. Chỉ có hai điều này, tình bạn và sự quan tâm, là điều nằm ngoài tầm với của con cái.
Người ra đi cuối cùng sẽ phải chịu ''dày vò'' trong lòng
Nguyên nhân gốc rễ của tinh thần thấp hoặc hoảng hốt là gì? Chẳng còn nghi ngờ gì nữa, đó là sự đau khổ về mặt tâm lý. Bên còn lại cuối cùng cũng chịu nhiều thiệt thòi hơn.
Hãy thử tưởng tượng, chúng ta ngần ngại vứt bỏ những đồ dùng thiết yếu hàng ngày đã sử dụng lâu ngày chứ đừng nói đến người bạn già đã gắn bó với mình nhiều năm.
Cặp đôi vợ chồng hờ có thể cho rằng điều đó không quan trọng. Nhưng đối với một cặp vợ chồng già đã bên nhau hàng chục năm, sự ra đi của một bên là một đòn giáng rất lớn, ''làm lung lay hy vọng sống'' của đối phương.
Tác giả: Truy Nguyệt
-
Phụ nữ khôn ngoan phải có 4 loại ''vốn liếng'' này, về già làm gì cũng thuận lợi
-
3 loại đàn bà không thể lấy làm vợ dù tài sắc vẹn toàn đến đâu
-
Ngón áp út có 1 trong 5 dấu hiệu này, đàn ông hay đàn bà đều mang số hưởng, cả đời sung túc
-
Tổ tiên nói: 'Đàn ông nhìn vào tai, đàn bà nhìn vào miệng', có nghĩa là gì?
-
Đàn ông lấy được người phụ nữ này còn hơn có được cả giang sơn, đàn ông xem vợ mình như nào?