Không phải tại số, đây mới là lý do khiến bạn nghèo "không ngóc đầu lên được"

( PHUNUTODAY ) - Đôi khi bạn đổi tại số mà mình mãi chưa giàu, nhưng thực ra đây mới là nguyên nhân thực sự.

 Bạn nghĩ người giàu là những kẻ lừa đảo

Một người bình thường được lập trình từ thời thơ ấu với niềm tin rằng người giàu có tài sản thông qua dối trá và lừa đảo (Thông qua chuyện cổ tích các bạn đọc) Sự thật là phần lớn các tài sản của họ được xây dựng nhờ tham vọng, tầm nhìn và năng lực.

Bạn tin rằng người nghèo là những người cao quý

Nhiều người trong chúng ta đã bị lừa để tin rằng mong muốn nhiều hơn là điều sai trái. Trung tâm của hệ tư tưởng này là bạn nên hạnh phúc và biết ơn đối với bất cứ điều gì bạn có và bất kỳ tham vọng nào lớn đều là không tốt.

Không phải tại số, đây mới là những lý do khiến bạn mãi chưa giàu có

Thế nhưng tâm trí con người luôn muốn nhiều hơn nữa. Đây là động lực đằng sau cho mọi sự đổi mới trong lịch sử. Tham vọng không phải là một tội lỗi. Tham vọng là một đức tính tốt.

 Nghĩ rằng bạn không xứng đáng để được giàu có

Theo triệu phú tự thân Steve Siebold thì "nhiều người thường tin rằng giàu có là một đặc ân mà chỉ dành cho những người may mắn. Sự thật là, ở một nước tư bản, bạn có quyền trở nên giàu có nếu như sẵn sàng tạo ra giá trị khổng lồ cho người khác".

Siebold khuyến khích mỗi người hãy tự hỏi "Vì sao không phải là tôi?". Sau đó, hãy chuyển sang suy nghĩ những vấn đề lớn hơn. Người giàu thường đặt ra mục tiêu và mong đợi rất cao để họ biết rằng cần phải nỗ lực hết mình nếu muốn đạt được chúng.

Kết nối với những nhóm người không phù hợp

Siebold viết: "Einstein nói rằng ý thức có tính lây nhiễm. Điều này không có nghĩa là bạn nên cắt liên lạc với bạn bè chỉ bởi vì tài sản ròng của họ thấp. Tuy nhiên, nếu muốn giàu có thì bạn cần phải bắt đầu kết nối với những người giàu hơn bạn".

Hãy nghĩ như thế này: "Nếu muốn có vóc dáng đẹp, bạn sẽ bắt đầu tiếp cận với những người đẹp tại phòng tập gym (để lấy động lực tập luyện và học hỏi cách giảm cân). Nếu quan tâm tới một tôn giáo, bạn sẽ phải trò chuyện với mọi người ở nhà thờ. Do đó, nếu muốn làm giàu, bạn phải bắt đầu giao du với người giàu để học hỏi kinh nghệm và kiến thức từ họ".

Ảnh minh họa 

Không chia sẻ kế hoạch tài chính cho bạn đời

Theo Ally thì hàng triệu cặp vợ chồng chẳng bao giờ cùng nhau bàn bạc về vấn đề tài chính cả. "Họ cho rằng việc này không thoải mái, đôi khi còn dẫn tới tranh cãi. Tuy nhiên, bạn sẽ chẳng thể nào giàu được trừ khi chịu chia sẻ quan điểm về tiền bạc với vợ/chồng của mình".

Thêm nữa, sự hợp tác của hai người, nói chung, sẽ tốt hơn là làm độc lập. "Tiền bạc chỉ nhiều lên khi cả hai người có cùng một hiểu biết rõ ràng về tình hình tài chính của gia đình và nỗ lực để cùng nhau khiến số tiền đó tăng lên gấp bội".

Nếu cả hai người không có sự đồng thuận thì bạn không những không giàu mà quan hệ hôn nhân còn trở nên rất căng thẳng. Cuối cùng thì sự bất đồng về quản lý tiền bạc trong gia đình có khả năng chính là căn nguyên của việc ly hôn – điều mà chẳng ai nghĩ rằng sẽ xảy ra trước đó.

Bạn tin sẽ phải hy sinh cuộc sống gia đình

Hầu hết mọi người tin rằng họ sẽ phải lựa chọn giữa đặt chân vào thế giới thành công và cuộc sống gia đình hạnh phúc. Chỉ vì bạn không nhìn thấy cách một sự việc diễn ra không có nghĩa nó không tồn tại. Thay vì sử dụng trong gia đình như là một cái cớ, hãy sử dụng điều đó như là động lực chính để bạn làm giàu. Rất nhiều có được thành công thật sự với sự phát triển hài hòa của gia đình và sự nghiệp.

Bạn có những niềm tin trung lưu về tiền bạc

Nói cách khác, vấn đề không phải bạn thông minh ra sao hay sản phẩm, dịch vụ của bạn tốt thế nào, nếu bạn tập trung vào tiết kiệm so với thu nhập hoặc bạn kiếm tiền với con mắt lo sợ thay vì sự tự do, cơ hội và phong khoáng, bạn sẽ không bao giờ gia nhập hàng ngũ của những người giàu.

Bạn tin rằng những người giàu có là những người tàn nhẫn

Nói chung, phần lớn mọi người có niềm tin rằng giàu có đi kèm với vô tâm, ích kỷ và tàn nhẫn hoặc chỉ quan tâm tới lợi ích phía sau khi tham gia các hoạt động từ thiện. Thế nhưng có những người giàu trên thế giới hào phóng, quyên góp hàng triệu đô la mỗi năm cho những thứ xứng đáng.

Tránh thất bại

Trong cuốn "Cha giàu, Cha ngèo", Kiyosaki nhấn mạnh rằng đa phần mọi người không bao giờ thắng vì họ sợ thất bại. Tuy nhiên, nếu nhìn dưới góc độ con người được sinh ra để học hỏi thì bạn sẽ trưởng thành rất nhiều từ các lỗi lầm của mình.

"Chúng ta học được cách đi bộ khi ngã. Nếu không bao giờ ngã, chẳng bao giờ chúng ta biết cách đi bộ. Điều này cũng đúng với việc họ đi xe đạp..., cũng đúng với việc làm giàu... Thất bại là một phần của con đường bạn muốn đi đến thành công".

Bạn đang quá thoải mái

Hầu hết mọi người phấn đấu cho sự thoải mái về thể chất, tâm lý và cảm xúc. Nhưng trở thành một triệu phú không phải là điều dễ dàng và không mấy dễ chịu. Bạn phải học cách thoải mái ngay cả khi tình trạng bất ổn đang diễn ra. Đó là cái giá phải trả cho việc làm giàu, nhưng nếu bạn có sự dẻo dai về tinh thần để chịu đựng đau có thể bạn sẽ bất ngờ với những gì mình nhận được trong tương lai.

Bạn liên kết với những người tay trắng

Einstein nói rằng ý thức thứ có tính truyền nhiễm. Điều đó không có nghĩa là đổ lỗi việc nghèo khó cho bạn bè của bạn bởi họ ít tiền. Nhưng nếu bạn muốn trở nên giàu có, bạn cần phải bắt đầu kết giao với những người giàu khác. Nếu bạn đã quan tâm đến tôn giáo, bạn sẽ kết nối nhiều hơn với mọi người ở nhà thờ hay chùa chiền. Vì vậy, nếu bạn muốn trở nên giàu có hãy để vây quanh mình những người giàu có khác và học hỏi từ họ.

Tác giả: Thạch Thảo