Vợ chồng cãi nhau như cơm bữa nhưng không bỏ được nhau là nhờ điều này!

( PHUNUTODAY ) - Cãi nhau đôi khi cũng là gia vị của tình yêu, nhưng hãy nhớ, bạn phải biết cách nêm nếm cho vừa vặn nhé!

 Động khẩu, bất động thủ

Không người phụ nữ nào muốn lấy một người chồng vũ phu, cũng không một ông chồng nào muốn lấy một bà vợ “sư tử”. Ai cũng hiểu “lời nói gió bay” còn nếu cãi nhau mà “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” thì tính chất sẽ nghiêm trọng hơn nhiều. 

Có nhiều người dù mâu thuẫn đã nguôi ngoai nhưng vì “dấu vết” của những lần cãi vã vẫn còn nên rất để khó tha thứ cho nhau.

Cần xem xét vấn đề, không làm tổn thương đến nhau

Một cuộc tranh luận đơn giản đôi khi xuất phát từ việc bạn tức giận vô cớ rồi trút giận lên đầu anh ấy, ví dụ như trung thu năm ngoái bố mẹ anh ấy không mời bạn đến ăn cơm, bạn bè của anh ấy thường xuyên đến nhà bạn ăn uống... Sau một hồi cãi vã, bạn nói ra một câu khiến anh ấy đau lòng: " Lẽ ra không nên kết hôn với anh!"

Nhà tâm lý học người Anh chỉ ra rằng, không nên lôi lại những chuyện cũ trong khi tranh cãi, không nên nói xấu người nhà, bạn bè và đồng nghiệp của đối phương, nếu không, trận chiến sẽ không có hồi kết thúc và hai người không thể giải quyết được vấn đề. Các chuyên gia khuyên rằng, trước khi bắt đầu " khai chiến", bạn nên tự hỏi mình 3 vấn đề: một là chính xác điều gì khiến cho bạn tức giận, hai là sự việc đã phát triển đến mức độ nào, có cần thiết phải dùng đến tranh cãi để giải quyết hay không, ba là tranh cãi có thể giải quyết được vấn đề không? Sau khi trả lời 3 vấn đề trên, bạn sẽ tự cảm thấy rằng, sự việc chưa đến mức cần phải tranh cãi với nhau.

Không cãi nhau trước mặt người khác

Không phải vô cớ mà ông cha ta vẫn khuyên con cháu mình rằng: “Chuyện trong nhà đóng cửa bảo nhau”. Dù là đàn ông hay phụ nữ, ai cũng muốn giữ thể diện trước mặt người khác. Không ai muốn “vạch áo cho người xem lưng”, cũng không ai muốn để người khác nhìn thấy hình ảnh khó coi của mình khi cãi nhau.

Với trẻ nhỏ, chúng ta lại càng không nên cãi nhau trước mặt chúng. Tâm lý trẻ nhỏ rất dễ bị xao động và tổn thương, nếu nghiêm trọng có khi sẽ trở thành một vết hằn suốt thời kỳ thơ ấu của bé. Khi cha mẹ cãi nhau, chúng sẽ có cảm giác cha mẹ không thương yêu chúng nữa, càng không biết nên đứng về phía nào. Ảnh hưởng đến tâm lý và học tập là điều không thể tránh khỏi. Hơn nữa trẻ nhỏ vẫn chưa có khả năng tự phân biệt đúng sai, đôi khi chúng sẽ học cách giải quyết này khi gặp mâu thuẫn với bạn bè và những người xung quanh.

Vì thế tránh cãi nhau trước mặt người khác vừa là giữ thể diện cho mình và cũng là giữ thể hiện cho người bạn đời.

cai-nhau-phunutodayvn

 Ảnh minh họa

Không bới móc chuyện đã qua

Khi cãi nhau chuyện gì cần giải quyết thì giải quyết cho rõ ràng dứt điểm, không nên bới móc lại chuyện cũ, những lỗi lầm trước kia của nhau. Người này kể qua, người kia nói lại chẳng những làm cho sự việc thêm phức tạp rối ren hơn mà còn làm cho đối phương có cảm giác mình là người nhỏ nhen, không biết tha thứ. Mâu thuẫn chất chồng mâu thuẫn giải quyết đến khi nào cho xong?

Lùi để tiến, từ biết cách kiềm chế để hiểu nhau hơn

Sự ngọt ngào nhiều khi còn có uy lực hơn súng đạn thật, bởi vì đàn ông thường chỉ thích sự nhẹ nhàng. Đó được gọi là " lấy nhu thắng cương".

Không quăng ném đồ vật

Rất nhiều cặp vợ chồng hễ cãi nhau là quăng ném đồ vật, bát đĩa liểng xiểng, quần áo tứ tung… Thực chất đây là một cách làm dại dột. Vì nếu không gây ra thương tích, tính chất cuộc cãi vã cũng trở nên nghiêm trọng hơn. Chưa kể việc sau mỗi lần cãi vã phải bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ để mua sắm, bù đắp lại những cho tổn thất đó. Nếu dành khoản tiền đó để mua hoa, mua tặng phẩm làm lành có phải có ích hơn nhiều?

Không khiêu khích nhau

Không nên nói với giọng khiêu khích như " Anh không đưa em đi chơi thì em phải cảm ơn anh vì đã cho em được tự do." Những câu nói như vậy không chỉ làm cho đối phương cảm thấy tức giận mà còn gây ra tác hại vô cùng to lớn, làm tổn thương đến tình cảm giữa hai người.

Không ngắt lời anh ấy

Bạn cho rằng bạn hiểu hết mọi điều về anh ấy nên thường ngắt lời khi anh ấy nói, thực tế lại không phải là như vậy. Nếu bạn từ chối việc nghe anh ấy nói thì anh ấy làm sao có thể chú ý lắng nghe lời bạn nói? Bạn nên nói với anh ấy bạn nghĩ gì về anh ấy và lắng nghe ý kiến của anh ấy. Khi tranh luận với anh ấy, bạn nên dùng những cấu trúc câu như: " Không phải là anh đã... sao?" " Ý của anh là ..." để bảo đảm rằng bạn đã hiểu đúng ý anh ấy nói, như vậy mới đạt đươc mục đích của việc lắng nghe.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link