"Đèn đỏ" là dấu hiệu chứng minh cho sức khỏe sinh sản của bạn. Vì thế, bạn cần biết, khi nào nó bình thường hay bất thường để được điều trị sớm và hiệu quả nhất.
Theo lý thuyêt, 1 chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài 28 ngày hoặc lâu hơn. Lượng máu kinh nguyệt bạn mất đi trong 1 chu kỳ trung bình từ 6 đến 9 muỗng. Tuy nhiên, chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người lại khác nhau và rất có thể nó hoàn toàn không giống với lý thuyết mà chúng ta vẫn biết.
Trên thực tế, có rất ít người có chu kỳ 28 ngày theo đúng chuẩn. Nó có thể kéo dài lên đến 35 - 40 ngày hoặc ngắn hơn chuẩn, chỉ kéo dài 26 ngày... Một vài phụ nữ có sự kết hợp các dấu hiệu khác trong ngày "đèn đỏ", nó có thể là bình thường. Nhưng đôi khi nó lại thành bất thường, khiến cơ thể bạn đau đớn, khó chịu. Bạn nên cảnh giác với những dấu hiệu dưới đây:
Đau bụng dữ dội
Dấu hiệu đau bụng kinh thông thường là những cơn đau bụng âm ỉ, đau thắt lưng. Tuy nhiên, nếu bạn đau dữ dội đến mức không thể chịu được thì có thể bạn đang mắc một số bệnh phụ khoa như: u xơ ở eo tử cung, viêm dính tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm nhiễm. Trong đó, bệnh lạc nội mạc tử cung là một bệnh khá nguy hiểm, cần được phát hiện và điều trị kịp thời.
Ra máu quá nhiều
Nếu như mỗi kỳ kinh nguyệt bạn đều ra máu nhiều đến nỗi phải thay băng vệ sinh hàng giờ mỗi ngày thì bạn có thể đang mắc một số bệnh như lạc nội mạc tử cung, có bệnh về máu hoặc rối loạn tiết tố. Tình trạng kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài nếu không chữa trị có thể gây một số những nhân tố nguy hiểm như gây thiếu máu hoặc gây ra 1 số bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
Tác giả: Ngọc Lê
-
Những người này ăn rau cải vào sẽ "rước họa vào thân"
-
Hoa chuối - món ăn bài thuốc chữa bách bệnh mà ai cũng thờ ơ
-
Có dấu hiệu này là bạn đã mắc bệnh sùi mào gà
-
Đây là thói quen vào buổi tối làm tổn thọ nghiêm trọng phải tới 85% người Việt mắc phải
-
Muốn ngừa ung thư hiệu quả bạn hãy ăn ngay món này vào bữa tối