Lãi suất ngân hàng hạ xuống thấp, nên để tiền vào đâu thì lợi nhất?

( PHUNUTODAY ) - Lãi suất tiết kiệm tại nhiều ngân hàng hiện đã giảm mạnh về dưới mức 6%/năm cho kỳ hạn 12 tháng. Lúc này người dân nên để tiền vào đâu để đảm bảo mức lợi nhuận tốt nhất?

Gửi tiết kiệm: Kênh đầu tư an toàn

Lãi suất tiết kiệm tại nhiều ngân hàng hiện đã giảm mạnh về dưới mức 6%/năm cho kỳ hạn 12 tháng. Tuy lãi suất thấp, nhưng theo các chuyên gia, trong lúc hầu hết các kênh đầu tư đều có vấn đề thì gửi tiết kiệm vẫn là kênh đầu tư an toàn. 

TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng đánh giá, dù lãi suất tiết kiệm đã chạm đáy nhưng người dân chỉ còn kênh đầu tư duy nhất là tiền gửi ngân hàng. Đây vẫn là kênh đầu tư an toàn, hơn nữa lãi suất dù chỉ 5 - 6%/năm cũng là mức đáng kể để đầu tư.

Ông Hiếu dự báo, tiền gửi ngân hàng vẫn tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Từ nay đến cuối năm có một lượng lớn tiền gửi ngân hàng đáo hạn, nhưng các nhà đầu tư không có sự lựa chọn nào khác ngoài kênh đầu tư tiền gửi ngân hàng. Khi tiền gửi đáo hạn, họ có thể sẽ gia hạn với mong muốn là lãi suất sẽ không giảm thêm”, ông Hiếu cho hay.

Tín dụng quý cuối năm cũng thường tăng nhanh sẽ khiến các nhà băng khó hạ thêm lãi suất. Cùng với quy định mới về áp dụng tỷ lệ huy động vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn, theo dự báo của ông Kiệt, lãi suất huy động sẽ đi ngang từ nay đến hết quý I/2024.

Có thể thấy, thời gian qua dù lãi suất tiết kiệm chạm đáy, song người dân vẫn khó "quay lưng" với ngân hàng. 

Theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê, đến thời điểm 20/9/2023, tổng phương tiện thanh toán tăng 4,75% so với cuối năm 2022, huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 5,8%. 

Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cũng cho thấy, tổng vốn huy động của các ngân hàng thương mại là 12,9 triệu tỷ đồng tính đến ngày 30/9.

Vàng đang diễn biến khó lường

Mặc dù không “sốt xình xịch” như những tháng đầu năm nhưng đến nay, vàng vẫn ghi nhận mức tăng khoảng 5,5 triệu đồng/lượng, tương ứng tăng 9,1%, đạt gần 66,5 triệu đồng/lượng.

Nếu tính ở thời điểm đầu tháng 3/2022, khi vàng miếng SJC ghi nhận mức giá tăng kỷ lục lên 74 triệu đồng/lượng, tức tăng 12,4 triệu đồng/lượng, tương ứng hơn 20% thì sóng vàng năm nay cũng khá mạnh. Tuy nhiên, so với mức giảm khoảng 30 USD/ounce so với đầu năm, xuống 1.798 USD/ounce của vàng thế giới, vàng trong nước “đi quá đà”. Sự khan hiếm nguồn cung là nguyên nhân đẩy giá trong nước cao hơn thế giới từ 13 - 20 triệu đồng/lượng tùy theo thời điểm. Thế nên dù đã giảm gần 8 triệu đồng/lượng so với mức đỉnh hồi tháng 3 nhưng đa số chuyên gia đều cho rằng vàng quá rủi ro để đổ tiền vào lúc này.

Chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho biết, vàng và USD là các kênh thường bị chi phối bởi nhiều yếu tố như chiến tranh, giá nhiên liệu, chính sách tiền tệ. Trong bối cảnh hiện nay giá vàng rất khó dự đoán, có thể giảm trong thời gian tới. Nhiều nhà đầu tư có tâm lý muốn bắt đáy thị trường nhưng sự thật vẫn không biết đâu là đáy nên cần cẩn trọng.

Bất động sản thích hợp đầu tư dài hạn

Khác với các kênh khác, bất động sản lại là kênh cần đến số tiền lớn và luôn được chú ý. Thời điểm đầu năm 2022, thị trường bất động sản thiết lập mặt bằng giá mới cao hơn năm 2021 do tác động vết "dầu loang" từ kết quả phiên đấu giá 4 lô đất Thủ Thiêm lập đỉnh cuối năm ngoái, kết hợp với việc năm 2021 thị trường chứng khoán tăng nóng nên nhiều nhà đầu tư đã chốt lời và chuyển sang kênh đầu tư này… Tuy nhiên, càng về cuối năm, bất động sản càng giảm mạnh. Chuyên gia cho rằng kênh này hiện thích hợp để đầu tư dài hạn chứ không phải ngắn hạn.

Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc nhà ở CBRE Việt Nam lại cho rằng, về dài hạn, bất động sản vẫn là kênh đầu tư an toàn, lợi nhuận cao. Vị này cho rằng, khi tìm kênh giữ giá trị tài sản tốt nhất, nhà đầu tư nghĩ ngay đến bất động sản. Theo ông Kiệt, thời gian gần đây, lãi suất, lạm phát tăng đã khiến thanh khoản bất động sản giảm và tâm lý thị trường bị xáo trộn. Điều hoang mang nhất là người mua khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng. Việc nới room tín dụng chưa giải quyết được vấn đề của thị trường bất động sản ở thời điểm này. Nhiều nhà đầu tư tiếp tục rơi vào trạng thái xáo trộn tâm lý, quan sát nghe ngóng

Tuy còn khó khăn, nhưng trong các kênh đầu tư hiện tại bất động sản vẫn được “gọi tên” là nơi trú ẩn an toàn với dòng tiền nhất, được các nhà đầu tư quan tâm. Trong quan điểm của nhà đầu tư cùng kinh nghiệm trải qua với bất động sản, họ vẫn coi bất động sản là kênh giữ giá trị tài sản tốt nhất, nếu đặt bàn cân với vàng, chứng khoán, tiền ảo…. “Trong các kênh đầu tư hiện tại thì bất động sản vẫn là kênh đầu tư và trú ẩn được các nhà đầu tư quan tâm. Mức sinh lời phù hợp, khả năng giữ giá trị qua khủng hoảng và khả năng khai thác là các yếu tố nhà đầu tư dành sự quan tâm đặc biệt đến bất động sản”, chuyên gia CBRE Việt Nam nhấn mạnh.

Tác giả: Mộc