Đối với xe máy
Hình thức xử phạt vi phạm đối với hành vi không chấp hành biển báo hiệu lệnh và chỉ dẫn đối với xe máy được quy định tại điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, cụ thể:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm đ, điểm e, điểm h khoản 2; điểm d, điểm g, điểm i, điểm m khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e khoản 4; khoản 5; điểm b khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm d khoản 8 Điều này”.
Theo đó, lỗi cấm rẽ trái đối với người điều khiển xe máy có thể bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Đối với xe ô tô
Hành vi mắc lỗi cấm rẽ trái của ô tô bị xử lý hành chính theo quy định tại điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm d, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 2; điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k, điểm l, điểm o, điểm r, điểm s khoản 3; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm I khoản 4; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; điểm a, điểm c khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này”.
Như vậy, nếu vi phạm lỗi rẽ trái, người điều khiển xe ô tô hoặc các loại xe tương tự ô tô sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
Khi nào đèn đỏ mà vẫn được phép rẽ phải?
Hiện nay, gặp đèn đỏ vẫn được rẽ phải trong các trường hợp sau:
(1) Có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
Theo QCVN 41:2019/BGTVT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ thì khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau cùng ở một khu vực, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự như sau:
Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
Hiệu lệnh của đèn tín hiệu…
Như vậy, có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông cho phép rẽ phải thì dù đèn đỏ người tham gia giao thông vẫn được rẽ phải mà không bị phạt.
(2) Khi có biển báo phụ cho phép rẽ phải.
Các phương tiện được phép rẽ phải khi đèn đỏ nếu thấy biển báo giao thông cho phép rẽ phải.
(3) Có đèn báo hiệu ưu tiên màu xanh cho phép rẽ phải được lắp đặt kèm theo.
Đèn báo hiệu ở đây là đèn tín hiệu phụ có hình mũi tên. Khi đèn tín hiệu giao thông mũi tên chuyển xanh, người điều khiển phương tiện sẽ được phép rẽ theo hướng mũi tên nhưng phải nhường đường cho các phương tiện lưu thông từ các hướng khác được phép đi.
(4) Có vạch kẻ đường cho phép rẽ phải.
Vạch kẻ đường cho phép người tham gia giao thông rẽ phải thường gặp là các vạch kẻ mắt võng. Vạch mắt võng đi kèm theo mũi tên chỉ hướng rẽ phải thì phương tiện được phép rẽ phải.
Tác giả: Mộc
-
Năm 2024: 4 trường hợp này không đăng ký biển số xe định danh không lo bị phạt, ung dung lái xe ra đường
-
Từ năm 2024-2025: 11 trường hợp này không được cấp Giấy đăng ký xe, dù gửi hồ sơ đi cũng bị trả về
-
Mua chung cư phải tránh tầng này, vào ở gò bó, bán mất giá nhanh
-
Tính từ 1/7/2024: Chuyển khoản trên 10 triệu buộc phải làm thêm 1 việc, biết kẻo mất tiền oan
-
Năm 2024: Ai xây nhà không phép nhưng đủ 5 điều kiện này sẽ không bị tháo dỡ, đó là điều kiện gì?