Làm điều này là cha mẹ đang âm thầm hại con mà không ngờ tới

( PHUNUTODAY ) - Làm điều này là cha mẹ đang âm thầm hại con mà không ngờ tới hãy loại bỏ ngay.

 

Dưới đây là những loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ:

Đậu nành

Trung bình khoảng 0,3% trẻ em mắc phải chứng dị ứng này. Nhưng rất may mắn là hiện tượng dị ứng với đậu nành là nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đến trẻ. Các triệu chứng dị ứng đậu nành bao gồm ngứa ran trong miệng, phát ban, ngứa, sưng tấy, thở khò khè, chảy nước mũi hoặc khó thở. Đau bụng, tiêu chảy và buồn nôn cũng rất phổ biến.

Sữa bò

Dị ứng sữa bò cũng không hiếm gặp. Đó là tình trạng cơ thể của trẻ mẫn cảm với thành phần đạm sữa bò, gây ra phản ứng dị ứng. Dị ứng xảy ra có thể rất đột ngột: ói mửa, thở khò khè, nổi ban đỏ, mặt sưng phù, hay nặng hơn là phản ứng phản vệ toàn thân.

Cũng có trường hợp dị ứng diễn ra khó phát hiện hơn như trẻ khó chịu, ói mửa, đau bụng, tiêu chảy… nên cha mẹ khó đoán bệnh, vì hay nhầm với các triệu chứng bệnh lý khác. 

Lạc

Một số trẻ có thể bị dị ứng ngay cả khi không ăn mà chỉ hít phải mùi lạc. Phản ứng dị ứng lạc thường dữ dội (gây mẩn đỏ, buồn nôn, dễ tiêu chảy) và có thể nguy hiểm đến tính mạng; đặc biệt với trẻ mắc hen suyễn. Vì vậy, với những trẻ bị dị ứng các mẹ nên mang thuốc epinefrin theo để tiêm bất cứ khi nào cần.

Các loại hạt cây (quả óc chó, hạnh nhân)

Các loại hạt như hạt dẻ, hạt điều, hạnh nhân, óc chó, hạt dẻ cười, hạt thông… được coi là thực phẩm gây dị ứng cho trẻ. Theo nghiên cứu, có khoảng 9% trẻ em bị dị ứng với loại thực phẩm này.

Trẻ bị dị ứng các loại hạt cây thường có các triệu chứng như nổi mẩn quanh miệng hoặc toàn thân, đau bụng, nôn. Trường hợp nặng có thể gây ho, thở khò khè, khó thở, khàn giọng do dị ứng đường hô hấp. Trường hợp xấu nhất có thể gây ngất, thậm chí là sốc phản vệ dẫn tới tử vong.

 

Cách phòng tránh dị ứng cho trẻ

Nếu xác định trẻ có nguy cơ cao nên sử dụng các phương pháp phòng ngừa dị ứng sớm qua chế độ ăn:

- Bú mẹ hoàn toàn ít nhất 6 tháng, loại bỏ các dị nguyên thức ăn trong chế độ ăn của mẹ.

- Trường hợp không có sữa mẹ nên sử dụng các công thức sữa giảm tính dị ứng với đạm thủy phân một phần, tránh sử dụng sữa bò.

- Không nên cho trẻ ăn dặm sớm trước 6 tháng tuổi. Khi trẻ ăn dặm nên làm quen với các loại thức ăn từ từ, ăn một loại thức ăn mới mỗi tuần để theo dõi và tránh các loại thức ăn dễ gây dị ứng như: lòng trắng trứng, lạc, hải sản (tôm, cua, sò điệp khô và tươi). Những thức ăn này nên tập cho trẻ ăn sau 12 tháng tuổi.

Tác giả: Ngọc Lê