Bớt tham vọng, đời tất bình yên
"Đạo đức kinh" có viết: "Tri túc bất nhục, tri chỉ bất đãi." Câu này có nghĩa, sống biết thỏa mãn, sẽ không bị bẽ mặt, biết khi nào nên dừng để tránh vướng vào nguy hiểm, đời tất bình yên. Không quá mưu cầu vật chất tất sẽ an yên, không yêu thương quá sâu đậm tất sẽ không bi lụy.
Bớt tham vọng, biết đủ không phải là không có chí tiến thủ, mà chính là biết kiểm soát mình ở mức độ thích hợp của nội tâm. Sống trên đời, điều khó nhất là biết khi nào nên tiến, khi nào dừng. Phải bỏ bớt tham chấp mới nhìn thấu được mọi sự, biết được điểm dừng của bản thân, mới không bị lợi ích chi phối, để rồi đánh mất chính mình.
Chuyện gì cũng vậy, dù xấu hay tốt, một khi đã "quá", thì tự nhiên sẽ thành "tai họa".
Tham vọng quá lớn là khởi nguồn của những đau khổ. Những thứ tốt đẹp, không nhất thiết phải có được. Hiểu được đạo lý này, bạn sẽ không bị rơi vào cái hố của tham vọng, để rồi lạc lối trong bể khổ triền miên.
Lấy đủ làm vui, bình bình đạm đạm sống hết kiếp người
Thế tế, mỗi người đều có những khao khát riêng của mình, có như vậy mới là con người. Thế nhưng, bạn cần phải có điểm dừng, và biết đủ.
Bạn biết không, sau tất cả tranh đua, mưu lược, dù bạn từng giàu có cỡ nào, dù bạn từng nổi danh ra sao… bạn cũng đều như bao người bình thường khác. Chỉ là một bộ xương trắng mà thôi. Vậy nên khi còn sống, đừng bao giờ đánh đổi cả cuộc đời để chạy theo những tham vọng phù du.
Thế giới luôn luân chuyển, đời chẳng giống như mơ, hãy để cho trái tim bạn hạnh phúc mỗi ngày bằng sự hài lòng vì những gì mình có! Có như vậy, bạn mới có được niềm vui thực sự.
Tác giả: Xuân Quỳnh