Rau mùi được ví như "kho dinh dưỡng"
Rau mùi vốn là loài thực vật có nguồn gốc từ vùng Tây Á, kéo dài đến châu Phi. Sau này chúng dần trở nên phổ biến và du nhập đến nhiều quốc gia vùng nhiệt đới, trong đó có Việt Nam.
Loại rau thơm này thuộc dạng cây thân thảo, có chiều cao trung bình chỉ từ 30-50cm. Cây phân nhánh nhiều, các lá con có hình răng cưa mọc ra từ nhánh và tỏa mùi thơm nhẹ nhàng, dễ chịu. Cây có khả năng ra hoa, hoa của chúng có màu trắng hồng, nở ở đầu ngọn, mọc thành từng cụm với nhau. Sau khi hoa tàn sẽ tạo thành quả, quả có hình cầu, đường kính từ 2-4mm, được thu hoạch làm dược liệu hoặc bào chế thành các loại gia vị cho món ăn.
Từ lâu, y học cổ truyền đã sử dụng các bộ phận của cây rau mùi (bao gồm cả lá rau mùi) để chữa đau, tiêu viêm, các vấn đề về đường tiêu hóa và bệnh tiểu đường...
Trong một đánh giá công bố trên tạp chí Molecules, ngoài giá trị vitamin, rau mùi còn cung cấp các hợp chất quan trọng được gọi là chất chống oxy hóa. Polyphenol trong mùi làm giảm viêm và ngăn ngừa tổn thương tế bào – tổn thương có thể góp phần gây ra lão hóa sớm và tăng nguy cơ bệnh tật.
Không chỉ có mùi thơm đặc biệt, ít ai biết loại rau này còn là kho dinh dưỡng. Nó chứa các vitamin như A, C, nhóm B, K cùng lượng lớn canxi, sắt, phốt pho, magie cùng kali…
Một nghiên cứu đã chỉ ra, trong loại rau này rất giàu vitamin C. Cứ 100g rau mùi sẽ bổ sung 140 mg vitamin C, con số này gấp 5 lần so với chanh. Bên cạnh đó, trong loại rau này cũng có lượng beta-carotene cũng cao gấp 9 lần cà chua.
Chính nhờ hàm lượng dưỡng chất dồi dào mà ăn nhiều loại rau này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như: Cải thiện các vấn đề về tiêu hóa, giảm cholesterol, cung cấp các chất chống oxy hóa tự nhiên loại bỏ gốc tự do, giảm nguy cơ viêm nhiễm.
Đặc biệt, loại rau này còn có khả năng hạ huyết áp, lợi tiểu, kích thích bài tiết insulin nhờ đó ổn định đường huyết. Có thể nói toàn thân cây rau mùi đều là báu vật, không biết ăn nó thì quá đáng tiếc.
Ngoài ra rau mùi có tác dụng:
Tăng cường hệ miễn dịch: vitamin A, C có trong rau mùi có tác dụng hỗ trợ và thúc đẩy hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Rau mùi cũng chứa nhiều chất diệp lục chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm gây ra.
Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu: một nghiên cứu dựa trên kết quả những người mắc bệnh tiểu đường tiêu thụrau mùi trong khoảng vài tháng cho thấy, lượng đường trong máu của họ giảm mạnh và ổn định hơn. Điều này gợi ý cho việc rau mùi có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu ổn định và chống lại bệnh tiểu đường.
Giúp xương chắc khỏe: rau mùi được xem là một nguồn cung cấp canxi tuyệt vời, giúp cho quá trình hình thành và duy trì xương khỏe mạnh.
Bảo vệ tim mạch: rau mùi giúp thanh lọc máu và loại bỏ homocysteine, một loại axit amin gây thiệt hại cho các mạch máu và hệ thống tim mạch. Folate có nhiều trong rau mùi làm giảm lượng enzyme có hại cho cơ thể, từ đó ngăn ngừa các cơn đau tim và đột quỵ.
Hỗ trợ chữa mất ngủ: rau mùi được sử dụng như một loại thảo mộc thiên nhiên có tác dụng làm dịu thần kinh, hỗ trợ giấc ngủ sâu và an toàn.
Phòng chống ung thư: các chất chống oxy hóa trong rau mùi bao gồm beta carotene, vitamin C, vitamin E, ferulic, axit caffeic, kaempferol và quercetin được chứng minh là những chất chống oxy hóa có tác dụng làm giảm nguy cơ mất cân bằng oxy hóa trong các tế bào, do vậy có thể phòng chống bệnh ung thư.
Giúp loại bỏ kim loại nặng trong cơ thể: rau mùi là một trong số ít những loại thảo dược được sử dụng để hỗ trợ loại bỏ lượng kim loại nặng, khử độc thủy ngân, nhôm và những chất hại khác. Bạn chỉ cần trộn nước ép rau mùi với bột Chlorella (một loại tảo đơn bào) và sử dụng hàng ngày. Hỗn hợp nước uống này bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh.
Có nhiều cách sử dụng rau mùi khác nhau, ngoài dùng làm rau gia vị bạn còn có thể muối chua ăn cũng rất ngon. Những cọng rau mùi giòn giòn, đậm vị, ăn món nào cũng hợp.
Gợi ý một số cách sử dụng rau mùi tốt cho sức khỏe
Rửa sạch ăn rau mùi sống
Bạn có thể ăn rau mùi sống cùng với các loại rau ăn kèm khác hoặc có thể trộn thành salad rau ăn hàng ngày. Miễn sao trong quá trình sơ chế, bạn loại bỏ hết rễ và rửa sạch rau với nước muối loãng để diệt vi khuẩn.
Nước ép rau mùi
Theo Sức khỏe & Đời sống, ngoài việc ăn sống loại rau này, bạn còn có thể ép nước rau mùi để uống hàng ngày. Việc sử dụng nước ép hàng ngày sẽ mang lại cho bạn những lợi ích như sau:
- Giúp hỗ trợ giảm cân, giảm nguy cơ hình thành mỡ thừa trong cơ thể.
- Chữa rong kinh ở phụ nữ.
- Giúp làm giảm Cholesterol có hại trong máu.
- Giúp lợi tiểu.
- Giúp chống viêm, kháng khuẩn và làm đẹp da.
Những tác hại nếu lạm dụng rau mùi thường xuyên
Mặc dù có nhiều công dụng đối với sức khỏe, tuy nhiên nếu như bạn lạm dụng loại rau này quá mức sẽ phản tác dụng và gây nên những ảnh hưởng đối với sức khỏe.
Có thể gây tổn thương gan
Nếu ăn rau mùi chứa các hoạt chất chống oxy hóa mạnh có thể giúp bảo vệ gan. Thế nhưng nếu hấp thụ một lượng lớn các chất này sẽ khiến gan bị tổn thương, làm tăng tiết dịch mật và rối loạn chức năng gan.
Làm tụt huyết áp
Nếu ăn quá nhiều loại rau này có thể khiến bạn bị tụt giảm nghiêm trọng nitrat. Từ đó khiến huyết áp bị tụt nghiêm trọng, có thể gây ra bất tỉnh.
Ăn nhiều không tốt cho hệ tiêu hóa
Khi bạn ăn quá nhiều rau mùi, nó sẽ khiến bạn bị rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, tiêu chảy, nôn mửa do sự tăng tiết axit trong dạ dày gây ra.
Gây khô cổ họng, khó thở
Nếu như bạn mắc bệnh về hen suyễn hoặc hô hấp nói chung, tốt nhất không nên ăn rau mùi hoặc sử dụng một cách cực kỳ hạn chế. Bởi sử dụng quá nhiều loại rau này sẽ gây ra tình trạng khô cổ họng, khó thở,...
Ảnh hưởng đến nội tiết tố và các hormone của phụ nữ
Rau mùi được cho là có thể gây ảnh hưởng đến nội tiết tố và các hormone của phụ nữ khi mang thai nếu ăn quá nhiều loại rau này. Từ đó sẽ gây ra những ảnh hưởng trong quá trình phát triển của thai nhi, tăng nguy cơ mắc các dị tật nguy hiểm.
Một số lưu ý khi sử dụng rau mùi
Kông nên sử dụng quá 200ml nước ép mỗi tuần. Nếu uống quá nhiều có thể khiến làm tăng cảm giác buồn nôn, kích ứng dạ dày, đau dạ dày cấp,...
Không nên sử dụng nếu như bạn bị mẫn cảm hoặc dị ứng với rau trong quá trình ăn, uống nước ép. Bởi nó có thể khiến bạn bị nổi mẩn ngứa, viêm da dị ứng,...
Bạn đang gặp phải vấn đề về gan hoặc đang uống các loại thuốc chữa bệnh gan thì tuyệt đối không sử dụng rau mùi để ăn hàng ngày. Bởi loại rau này làm gia tăng nồng độ dịch mật trong gan.
Để bảo vệ sức khỏe, sau khi mua rau mùi về, hãy nhặt sạch, bỏ rễ rồi rửa với nước sạch. Sau đó đợi cho ráo nước thì bạn hãy cất rau vào túi nilon kín hoặc túi zip rồi để trong ngăn mát tủ lạnh.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
6 loại đồ uống giảm cân, thải độc nên dùng trước khi đi ngủ
-
5 bộ phận của con vịt tưởng ‘đại bổ’ nhưng không hề tốt, thèm mấy cũng đừng ăn
-
Đi chợ thấy 7 loại cá này: Mua ngay kẻo hết, cá tự nhiên, không tăng trọng, bổ ngang nhân sâm, tổ yến
-
Cây này thường bị nhầm là rau ngót, canxi gấp 4 lần sữa, nấu món gì cũng ngon, mọc dại đầy ngoài vườn nhà
-
Người bán rau tiết lộ: 5 loại rau củ chứa ít thuốc trừ sâu nhất, bổ như vi cá mập, tổ yến