Xét về góc độ cây cảnh, lộc vừng là cây dễ sống chứ không quá khó trồng nhưng vẫn phải đảm bảo một số yếu tố mới đảm bảo cây ra hoa đẹp. Xét về góc độ phong thủy, mọi cây cảnh có ý nghĩa tốt lành nhưng trồng và chăm sóc không đúng kiểu, đúng vị trí thì cũng phản phong thủy.
Cây lộc vừng, ngay trong tên gọi đã gợi tới sự may mắn, tài lộc nên được nhiều người yêu thích. Lộc vừng là cây cảnh có thể sống rất nhiều năm nên càng có ý nghĩa và giá trị gia truyền.
Ý nghĩa phong thủy của cây lộc vừng
Cây lộc vừng đầu tiên là biểu trưng cho cây cảnh chiêu tài hút lộc, giúp gia chủ gặp nhiều mắn thuận lợi. Cây lộc vừng sống lâu năm biểu trưng cho sự trường tồn hưng thịnh của gia đình, là cây mang biểu trưng của phúc thọ lộc lâu dài.
Trồng lộc vừng mang ý nghĩa tài lộc, gia đình giàu có sung túc. Những tràng hoa lộc vừng dài vừa đẹp vừa rực rỡ mang lại sự vui tươi không khí trong lành trong gia đình. Lộc vừng còn biểu trưng cho sự may mắn trong tình cảm. Những tràng hoa lộc vừng thể hiện cho tình duyên tốt lành.
Cách trồng lộc vừng đúng kiểu phong thủy
Cây lộc vừng ưa sáng nên tốt nhất là trồng trước nhà. Nếu nhà có đất rộng thì trồng xuống đất, nếu không thì trồng bonsai lộc vừng. Không nên trồng cây lộc vừng sau nhà vì như vậy sẽ không tốt cho phong thủy. NGười xưa cho rằng tài lộc phải đón phía trước không đón cửa sau.
Tuy nhiên lộc vừng trồng ngoài đất có thể thành cây cổ thụ to lớn nên chú ý vị trí, tránh chắn lối ra vào, tránh để lộc vừng ở thế độc thụ.
Không trồng cây lộc vừng sát vào tường nhà hoặc sát vào cửa, cổng, bởi rễ cây phát triển làm hỏng cấu trúc nhà, có thể gây đổ tường hoặc phải cưa bỏ cây ảnh hưởng phong thủy, mất công trồng.
Không trồng cây lộc vừng giữa cửa đi lại, chắn lối đi chắn cửa nhà vì như thế cản luồng khí trong nhà lưu thông, giảm dương khí và chặn cửa thần tài. Khi lộc vừng to lớn nên chú ý tránh để chúng gây cản trở sinh hoạt trong nhà.
Cây lộc vừng cao to không nên trồng bên phải nhà chắn lối ngôi nhà hay cao lớn hơn cây khác tạo thế độc thụ gây điềm báo mẹ góa con côi, không tốt cho phong thủy.
Nếu trồng lộc vừng trong chậu nhỏ hoặc lộc vừng bonsai thì có thể trồng ở cạnh lối đi nhưng cũng phải chú ý tránh cản đường đi lại.
Trồng lộc vừng nên chú ý quy luật phogn thủy tả thanh long, hữu bạch hổ. Nên trồng cây lộc vừng phía trái thay vì phía phải, tính theo hướng đứng từ trong nhà nhìn ra. Cây lộc vừng cao lớn, trồng bên phải khiến mất cân bằng thanh long, bạch hổ.
- Trồng lộc vừng cùng bộ với cây sung, bạn tuế sẽ phát huy tác dụng phong thủy hơn. Trong phong thủy có bộ tam đa 3 cây sung, lộc vừng, vạn tuế tạo tam đa phúc lộc thọ. Trồng 3 cây này thành bộ sẽ mang lại phong thủy tốt lành, vững mạnh hơn.
* Thông tin mang tính tham khảo
Tác giả: An Nhiên
-
Phong thuỷ cổng chính: ‘Kim chỉ nam’ cho ngôi nhà sung túc, bình an
-
Hòa kem đánh răng với rượu trắng công dụng bất ngờ, ai cũng cần, thử ngay để tiết kiệm, giải quyết nhiều rắc rối
-
Phụ nữ có 3 nét tướng này: Phúc dày lộc lắm ai lấy được giàu có 3 đời
-
Tổ tiên nói: Nhà nào có 3 âm thanh này là điềm báo gia đình hưng thịnh giàu có, con cháu vinh hiển
-
Người xưa nói: 3 cây này càng to càng thiêng, đừng dại chặt đi mà ốm đau lụn bại, gia đình khó giàu