Tạm ngưng cạo lưỡi
Nếu có thói quen vệ sinh răng miệng tốt, chắc hẳn bạn đã biết đến việc chải lưỡi 2 lần mỗi ngày. Stefanac nói rằng, bạn nên dừng việc chải lưỡi lại cho đến khi lưỡi lành lại để tránh kích ứng và đau thêm.
Uống sữa
Các sản phẩm từ sữa có thể khiến lưỡi bị bỏng cảm thấy dễ chịu hơn vì chúng có tác dụng bao phủ và làm mát lưỡi. Nếu việc uống sữa mỗi ngày khiến bạn thấy nhàm chán thì hãy thay thế bằng sữa chua hoặc sữa trái cây.
Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối có thể giúp giảm triệu chứng và vi khuẩn trong miệng. Chính vì vậy, bạn hãy dùng nước muối để sát khuẩn lưỡi sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.
Làm mát lưỡi ngay lập tức
Điều đầu tiên bạn cần làm sau khi bị bỏng lưỡi là hãy cố gắng “hạ nhiệt” nó. Hãy uống ngay nước lạnh hoặc ngậm một chút đá bào phủ lên vết thương. Stephen J.Stefanac, giáo sư lâm sàng về Y học răng miệng và nha khoa tại Đại học Michgan, Mỹ cho biết: “Bạn xử lý vết bỏng bằng nước lạnh hay đá càng nhanh, càng giảm lượng nhiệt thâm nhập vào mô, khiến vết thương bớt nghiêm trọng hơn rất nhiều”.
Tránh tiêu thụ chất kích thích
Sử dụng một số loại thực phẩm cay nóng và đồ uống có cồn có thể gây kích ứng hơn cho lưỡi đang bị tổn thương. Strfanac cho rằng: “Rượu vừa là chất gây kích ứng vừa có thể làm chậm quá trình chữa lành các tế bào bị thương. Thức ăn cay tuy không ảnh hưởng đến quá trình chữa lành nhưng nó có thể khiến vết thương đau đớn hơn”.
Ngậm đá viên
Dùng 1-2 viên đá lạnh hoặc nước để ngăn lạnh, ngậm trực tiếp lên lưỡi để làm tê liệt, giảm các cơn đau và chống viêm do bỏng lưỡi, bạn có thể ngậm nhiều lần trong ngày nếu còn cảm giác đau.
Ăn một thìa mật ong
Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, làm dịu tự nhiên các cơn đau. Khi bỏng lưỡi, ngậm 1 thìa mật ong ngay vị trí bỏng khoảng 10-15 phút, cơn đau sẽ được giảm xuống.
Lưu ý: Không sử dụng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi vì trong mật ong có chứa bào tử vi khuẩn mà trẻ sơ sinh có sức đề kháng và khả năng tự đào thải độc tố yếu nên dễ gây ra tình trạng ngộ độc cho trẻ.
Dùng nha đam
Gel của cây lô hội có tác dụng làm mát và giảm các cơn đau. Vì vậy, khi bị bỏng lưỡi, chỉ cần thoa hoặc ngậm gel lô hội (lấy trực tiếp từ cây, không phải kem hoặc gel mua ngoài cửa hàng) lên khu vực bị bỏng trong vòng 20 phút, sau đó súc miệng lại bằng nước mát sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Hoặc có thể đông lạnh gel và thoa lên vùng bị bỏng. Lặp lại quy trình này nhiều lần trong ngày sẽ giảm ngay tình trạng bỏng lưỡi.
Ăn sữa chua
Ăn một hũ sữa chua ngay sau khi bị bỏng. Sữa chua có tính chống viêm, kháng khuẩn, xoa dịu cơn đau tức thời. Nên ăn nhiều lần trong ngày để tăng hiệu quả. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng sữa lạnh để thay thế.
Tác giả: Mộc
-
"Hô biến" vết cháy trên bàn là chỉ với một mẹo vặt đơn giản
-
Ăn đậu phụ rất tốt nhưng đây là cách ăn sai lầm mà rất nhiều người vẫn làm theo
-
Luộc ngô chỉ dùng nước thôi là dở rồi, thêm thứ này thì ngọt lịm, bao ngon bao thơm
-
Cách khử sạch mùi hôi của ghế sofa dùng lâu ngày chỉ bằng một nguyên liệu nhà nào cũng có
-
Chỉ dùng 3 phút biết ngay nguồn nước có nhiễm độc hay không? Đừng dại mà dùng